Xuất khẩu cà phê của Brazil bất ngờ giảm mạnh 20%, giá Arabica tăng 6% trong tuần qua

Thị trường cà phê là điểm sáng đáng chú ý trong tuần giao dịch 9-15/10. Trong đó, giá Arabica bật tăng mạnh hơn 6%, trong khi giá Robusta phục hồi 0,18% so với tham chiếu.
0:00 / 0:00
0:00
Xuất khẩu cà phê của Brazil bất ngờ giảm mạnh 20%, giá Arabica tăng 6% trong tuần qua

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, xuất khẩu cà phê tại Brazil bất ngờ giảm trong tháng 9 tại Brazil kết hợp cùng việc đồng Real mạnh lên đã hỗ trợ giá.

Theo Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE), Brazil đã xuất đi 3,02 triệu bao cà phê nhân, thấp hơn mức 3,16 triệu bao trong cùng kỳ năm 2022, cũng như mức 3,47 triệu bao trong tháng 8. Trong đó, xuất khẩu cà phê Arabica ở mức 2,4 triệu bao, giảm mạnh khoảng 20% so cùng kỳ năm trước.

Giá Arabica giảm về mức thấp là nguyên nhân chính khiến hoạt động xuất khẩu yếu đi. Đồng thời, đồng Real của Brazil mạnh lên đã kéo theo tỷ giá USD/Brazil giảm 1,24% trong tuần qua. Chênh lệch tỷ giá thu hẹp dần đã phần nào hạn chế nhu cầu bán cà phê của nông dân Brazil.

Kết thúc tuần giao dịch 9-15/10, bông là mặt hàng duy nhất trong nhóm nguyên liệu công nghiệp suy yếu với mức giảm 1,24% so với tham chiếu.

MXV cho biết đồng USD ở mức cao kết hợp cùng lục bán yếu đi của bông Mỹ đã gây sức ép lên giá. Chỉ số Dollar Index tăng 0,57%, về vùng cao trong 6 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc đồng USD vẫn còn mạnh và giá bông Mỹ đắt đỏ đối với khách hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác. Chi phí nắm giữ cao đã hạn chế lực mua trên thị trường.

Trong báo cáo bán hằng tuần kết thúc ngày 15/10, lực bán của bông Mỹ sụt giảm nghiêm trọng. Chỉ 43.400 kiện bông được bán ra, giảm mạnh 82% so với tuần trước và 63% so với mức trung bình 4 tuần. Hơn nữa, lượng xuất bông cũng giảm mạnh 31% so với tuần trước và 28% so với mức trung bình 4 tuần, xuống còn 104.000 kiện.

Xuất khẩu cà phê của Brazil bất ngờ giảm mạnh 20%, giá Arabica tăng 6% trong tuần qua ảnh 1

Ở chiều ngược lại, hai mặt hàng đường đồng loạt tăng. Đóng cửa giá đường 11 tăng 1,08% và giá đường trắng cao hơn 2,55% so với tham chiếu.

Giá dầu thô tăng cao làm hạn chế khả năng gia tăng nguồn cung đường tại Brazil kết hợp cùng lo ngại sản lượng thấp tại Ấn Độ đã thúc đẩy giá đi lên. Giá dầu WTI tăng gần 6%, thúc đẩy các nhà máy ép mía tại Brazil ưu tiên lượng mía ép cho chiết xuất ethanol thay vì sản xuất đường. Nguyên liệu đầu vào giảm có thể hạn chế khả năng giá tăng sản lượng đường trong tháng 10 tại Brazil.

Trước đó, tập đoàn công nghiệp UNICA đã nhận định, hoạt động sản xuất đường nửa đầu tháng 10 tại Brazil sẽ yếu đi do mưa.

Bên cạnh đó, thị trường vẫn chưa thoát khỏi lo ngại EL Nino khiến sản lượng đường tại Ấn Độ giảm sâu, từ đó cản trở hoạt động xuất khẩu. Theo thông tin từ kênh truyền hình ET Now, Chính phủ Ấn Độ sẽ hạn chế xuất khẩu đường trong niên vụ 2023/24.

Giá dầu thô đi lên cũng kéo theo giá dầu cọ tăng gần 4% trong tuần vừa qua. Giá dầu thô ở mức cao cũng khiến nhu cầu đối với dầu cọ cho sản xuất nhiên liệu sinh học tăng lên, từ đó kéo theo giá mặt hàng này đi lên.