Kể từ ca ghép thận đầu tiên năm 1992 tại Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), đến nay, ghép tạng ở Việt Nam đã trở thành kỹ thuật thường quy, trình độ kỹ thuật đã bắt kịp thế giới. Tuy nhiên, nguồn mô, tạng hiến ở nước ta, đặc biệt là từ người hiến sau chết não, còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ghép mô, ghép tạng ngày càng gia tăng của người bệnh trên cả nước.
Thương con trai hơn 2,5 năm phải chạy thận, sức khỏe sa sút có ngày không nhấc nổi người, mắt mờ dần, chị N.T.D bảo, dù phải bán nhà, chị cũng quyết tâm mang lại cho cuộc sống mới. Ngày 13/9, chị đã hiến thận của mình, cùng với sự tận tâm điều trị, hỗ trợ về mặt kinh phí của Bệnh viện đa khoa Đức Giang để mang lại cho con trai 24 tuổi của mình một cuộc sống mới. Cùng với con chị D., đã có thêm 2 bạn trẻ được hồi sinh, nhờ thận hiến từ mẹ ruột.
"Thật may mắn khi con đã vượt qua cửa tử, hồi phục nhanh hơn dự kiến. Đã rất lâu rồi, con mới có được chức năng thận như bình thường", mẹ bệnh nhi nghẹn ngào nói sau khi nhìn thấy con trai được hồi sinh cuộc đời mới sau ca phẫu thuật ghép thận.
Ngày 26/8, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các chuyên khoa Bệnh viện đã phối hợp đoàn chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật liên tiếp 2 trường hợp ghép thận thành công từ người hiến sống cùng huyết thống.
Chiều 23/8, tại thủ đô Vientiane, Lào, đã diễn ra Hội nghị tổng kết hai năm hỗ trợ, giúp đỡ Bệnh viện trung ương quân đội 103 Lào trong công tác ghép thận và Lễ trao tặng Huân chương của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cho tập thể và các cá nhân của Học viện Quân y Việt Nam.
Việc ký kết sẽ tạo một khung pháp lý mạnh, tạo phong trào tình nguyện đăng ký hiến tặng mô, tạng tích cực. Phong trào chắc chắn dễ triển khai hơn khi mỗi cán bộ y tế ở mọi miền Tổ quốc đều áp dụng chuyển đổi số để hưởng ứng.
Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston, Mỹ, cho biết, người đàn ông suy thận giai đoạn cuối đầu tiên trên thế giới được ghép quả thận mới từ một con lợn biến đổi gene vào đầu năm nay đã qua đời.
Sáng 9/5, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (Cần Thơ) tổ chức họp báo thông tin về trường hợp ghép thận thành công đầu tiên khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đó là nam bệnh nhân 34 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre, được hiến thận từ người anh ruột.
9 tuổi, A.N chỉ nặng chừng 22kg, thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa bởi căn bệnh suy thận. Trải qua hơn một năm trời với nhiều thách thức tìm nguồn thận phù hợp, bé gái ở Thành phố Hồ Chí Minh này đã được hồi sinh sau ca ghép thận, tại Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội.
Tính từ năm 2004 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thành công 62 ca ghép thận cho trẻ em, tỷ lệ thành công sau ghép là khoảng 98,2% với độ tuổi trung bình là 13,3 tuổi.
Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học Trung Quốc đã thành công trong việc nuôi cấy thận chứa tế bào người trong phôi lợn. Công nghệ này một ngày nào đó có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu nội tạng hiến tặng.
Các bác sĩ phẫu thuật ở trung tâm y tế NYU Langone Health, thành phố New York, Mỹ đã ghép một quả thận lợn vào một người đàn ông chết não và kết quả là trong hơn một tháng thận ghép dị chủng vẫn hoạt động bình thường. Một ca phẫu thuật khác của Đại học Alabama Birmingham cũng khả quan khi hai quả thận lợn hoạt động bình thường suốt 7 ngày trong cơ thể người chết não.
12 tháng tuổi, M.K (Nghệ An) chỉ nặng 6,5kg, bị cao huyết áp, suy tim do hẹp động mạch thận phải. Lần thứ 2, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã "vượt khó", thực hiện thành công ca ghép thận tự thân cho bệnh nhi này.
Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng) vừa công bố thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên tại thành phố Cảng với sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện hữu nghị Việt Đức (Hà Nội).
Sáng 9/1, tại thủ đô Vientiane (Lào), Bệnh viện Trung ương Quân đội nhân dân Lào (Bệnh viện 103 Lào) phối hợp Bệnh viện Quân y 103/Học viện Quân y Việt Nam (Bệnh viện 103 Việt Nam) tổ chức gặp mặt báo chí thông tin về 2 trường hợp đầu tiên được ghép thận thành công tại Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bệnh viện 103 Việt Nam.
Đến tháng 8/2022, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã nhận đơn đăng ký hiến mô, tạng của gần 50.000 người. Việt Nam đã tiến hành ghép tạng được cho hơn 6.550 trường hợp, trong đó gần 6.100 ca ghép thận.
Bệnh viện Trung ương Huế vừa triển khai 2 ca ghép thận thành công từ người hiến tạng bị chết não, cứu 2 bệnh nhân suy thận. Đây là trường hợp đầu tiên hiến tạng sau khi chết não tại khu vực miền trung - Tây Nguyên, xóa tan nỗi trăn trở cũng như thay đổi quan điểm, cách nhìn về hiến tạng sau khi chết để cứu sống nhiều bệnh nhân suy tạng trong nhiều năm qua.
Lần đầu tiên, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghép thận thành công cho bé trai N.M.T (11 tuổi, ở Hà Nội) bị suy thận giai đoạn cuối do hội chứng thận hư kháng thuốc có đột biến gen WT1.
Ngày 10-12, các bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa chúc mừng, cho phép xuất viện hai bệnh nhân được ghép thận thành công đã phục hồi sức khỏe.
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã cán mốc 1.000 ca ghép thận bằng ca thẫu thuật thay thận cho bệnh nhân Đ.X.T, 49 tuổi, ở Hà Nội vào ngày 28-9 vừa qua.