Ngồi bên hiên chờ tới lượt khám tim miễn phí, N.V.V, 16 tuổi, gầy gò, toàn thân tím nặng, mắt sung huyết, đôi môi tím khô khốc, từng ngón tay phình ra như dùi trống khiến Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lý Thịnh Trường giật mình thảng thốt. Anh không hiểu sức mạnh nào khiến cậu bé mắc chứng chuyển gốc động mạch có thể sống sót từ khi mới chào đời tới giờ.
Ngay khi cất tiếng khóc chào đời ở tuần thai 37, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp có nhịp tim rất thấp, chỉ 30-35 lần/phút. Ngay lập tức, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương đã trực tiếp tiến hành phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim, cứu sống trẻ.
Sau khi tốt nghiệp bác sĩ nội trú và trong gần 30 năm làm việc trong lĩnh vực ung thư nhi khoa, Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc Lan, Giám đốc Trung tâm Ung thư, Bệnh viện Nhi Trung ương đã kiên trì theo đuổi chuyên ngành với tất cả sự tận tâm, tận lực và đặc biệt tấm lòng thương yêu trẻ mắc bệnh nan y.
Với 66 ca ghép gan cho trẻ em, trong đó có 48 ca tự chủ hoàn toàn về kỹ thuật, Bệnh viện Nhi Trung ương hiện là đơn vị có số ca ghép gan nhi nhiều nhất tại Việt Nam, mang đến rất nhiều hy vọng sống cho trẻ em mắc bệnh lý hiểm nghèo như: teo mật bẩm sinh, suy gan, ung thư gan,…
Các y, bác sĩ khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho bé gái (3 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng búp ngón tay bị đứt lìa do bị kẹp tay vào cửa.
"Thật may mắn khi con đã vượt qua cửa tử, hồi phục nhanh hơn dự kiến. Đã rất lâu rồi, con mới có được chức năng thận như bình thường", mẹ bệnh nhi nghẹn ngào nói sau khi nhìn thấy con trai được hồi sinh cuộc đời mới sau ca phẫu thuật ghép thận.
Các y, bác sĩ Trung tâm Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho Bé trai Tr.Q.D (6 tuổi, ở Hà Nội) bị thoát vị hoành bẩm sinh kèm theo thận lạc chỗ trên lồng ngực và phổi biệt lập.
Trong hai tuần vừa qua Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho 4 trẻ bị ong vò vẽ đốt, trong đó có 2 trường hợp nhập viện trong tình trạng rất nặng.
Bệnh viện Nhi Trung ương đang tập trung nghiên cứu nhóm bệnh lý lây nhiễm và bệnh lý cấp tính trong hồi sức; nghiên cứu nhóm bệnh chuyên sâu như Enzym, trị liệu, điều trị ung thư u nguyên bào thần kinh, nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân nhi.
Sáng 11/7, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập (1969-2024). Đây là một sự kiện trọng đại có ý nghĩa quan trọng đánh dấu chặng đường phát triển đầy tự hào của các thế hệ cán bộ, viên chức, người lao động bệnh viện.
Suy giảm chức năng tim trầm trọng nhất từ trước đến nay do suy thận mạn, bé gái 7 tuổi sẽ không thể kéo dài sự sống nếu như không được ghép thận. Ngày 27/5, bé gái chỉ nặng vẻn vẹn 18kg được hồi sinh sau khi nhận một quả thận hiến từ bà nội.
Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa ký Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai chương trình “Quản lý kháng sinh” (AMS) với Công ty TNHH Pfizer Việt Nam. Hoạt động này giúp nâng cao nhận thức và quản lý kháng sinh được đề cập trong Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bệnh viêm não xuất hiện rải rác quanh năm, đặc biệt gia tăng vào mùa hè do thời điểm này miền bắc nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa và xen kẽ đợt không khí lạnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường dễ bị nhầm sang bệnh khác nên nhiều người chủ quan, khi đưa tới viện đã trong tình trạng nặng.
Khoảng 46 nghìn món quà đã được trao tới tay các bệnh nhi đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương đúng vào ngày Tết thiếu nhi 1/6. Có những em mười mấy năm nay quen với "bữa tiệc nghệ thuật" tại bệnh viện, có những em, lần đầu được biết tới chương trình này, đều vô cùng háo hức khi được cầm trên tay những món quà đầy tình yêu thương, góp phần làm giảm đi nỗi đau cơ thể các em đang phải gánh chịu.
Bé trai mắc thủy đậu nhanh chóng bị suy đa tạng, nhiễm trùng huyết, tổn thương não, xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm thấp (dưới mức 5.000/μL)... Trẻ phải lọc máu, thở máy và nhiều lần cận kề cửa tử đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương nỗ lực cứu chữa.
Sau 2 tuần tự ý ngừng sử dụng thuốc chống đông, bé trai mắc hội chứng thận hư kháng steroid bị rơi vào biến chứng nguy kịch với huyết khối toàn bộ tĩnh mạch.
9 tuổi, A.N chỉ nặng chừng 22kg, thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa bởi căn bệnh suy thận. Trải qua hơn một năm trời với nhiều thách thức tìm nguồn thận phù hợp, bé gái ở Thành phố Hồ Chí Minh này đã được hồi sinh sau ca ghép thận, tại Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội.
Sau khi ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái, bệnh nhi H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu, được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Không ít trường hợp bệnh nhi gánh hệ quả nặng nề về sức khỏe khi uống nhầm thuốc của người lớn, hoặc tự ý mua thuốc diệt chuột về uống với mục đích tự tử.
Tính từ năm 2004 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thành công 62 ca ghép thận cho trẻ em, tỷ lệ thành công sau ghép là khoảng 98,2% với độ tuổi trung bình là 13,3 tuổi.
Ngày cuối năm Quý Mão, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp nhận các ca cấp cứu do tai nạn thương tích ở trẻ. Tại Khoa Cấp cứu và Chống độc, nhiều trẻ bệnh nặng đang được các y, bác sĩ chăm sóc và điều trị với nhiều dạng thương tích khác nhau như tai nạn giao thông, viêm phổi do uống nhầm dầu thắp đèn, ăn nhầm băng phiến...
Chiều 8/2 (tức 29 Tết), tại Hà Nội, nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, chúc Tết cán bộ, y bác sĩ, bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Nhi Trung ương. Cùng đi có Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan.
13 tuổi, chỉ nặng vỏn vẹn 15,7kg, Dương Đức H. (quê Yên Mô, Ninh Bình) ngồi lọt thỏm trên chiếc xe lăn chăm chú dõi theo chương trình "Xuân yêu thương" tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Căn bệnh suy thận gây biến chứng 7 năm qua khiến em liệt toàn thân, chân tay co quắp. Tết năm nay, sẽ là cái Tết đầu tiên có thể em không được về nhà đón giao thừa.
Tết là thời điểm người người, nhà nhà đều mong muốn được đoàn tụ, sum vầy và cùng đón năm mới bên gia đình. Thế nhưng, vẫn còn khá nhiều người vì những lý do khác nhau phải đón năm mới trong bệnh viện. Những ngày này, nhiều bệnh viện đang tổ chức các hoạt động nhằm đem lại hương vị ngày Tết, cũng là để động viên tinh thần, giúp người bệnh chiến thắng bệnh tật.