Toàn cảnh hội thảo khoa học quốc gia.

Đổi mới công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương và Tỉnh ủy, Thành ủy

Ngày 5/8, tại thành phố Vũng Tàu, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Định hướng và giải pháp đổi mới công tác tham mưu của các cơ quan đảng ở Trung ương và ở Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Những chặng đường phát triển văn hóa dân tộc

Những chặng đường phát triển văn hóa dân tộc

Nền tảng xây dựng một nền văn hóa mới của nước ta đã được ra đời từ năm 1943 trong “Đề cương về văn hóa Việt Nam”. Từ đó đến nay, Đảng ta luôn chú trọng vấn đề xây dựng và phát triển văn hoá. Trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, nổi bật được đề cập một cách toàn diện và sâu sắc.
Văn hóa là động lực và nguồn lực phát triển quan trọng

Văn hóa là động lực và nguồn lực phát triển quan trọng

Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội, Đảng đã đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược. Những quan điểm, chủ trương sâu sắc và toàn diện đó là đường hướng để toàn Đảng, toàn dân phấn đấu xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong giai đoạn mới.
Ngôi nhà rường truyền thống theo lối kiến trúc ba gian, hai chái.

Bảo tồn bản sắc cho làng quê Việt Nam

Không thể phủ nhận làng quê Việt Nam ngày càng hiện đại hơn, giàu có hơn, nhưng xã hội cũng đang chứng kiến những biến động, thay đổi từ hình thái không gian, kiến trúc và những giá trị cốt lõi về mặt tinh thần. Làm gì để giữ hồn cốt, bản sắc cho làng quê, cho người dân quê Việt Nam, khi mà trên thực tế tiến trình phát triển kinh tế-xã hội, đô thị hóa, sự du nhập văn hóa ngoại lai đang diễn ra khá mạnh mẽ tại nông thôn nước ta hiện nay?
Hình ảnh một buổi chiếu bóng lưu động.

Tạo đột phá trong phát triển văn hóa

Quan tâm chăm lo, bồi đắp đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu của người dân trong hưởng thụ, tiếp cận các giá trị văn hóa là cách thiết thực để văn hóa phát huy vai trò trong đời sống và thật sự trở thành “sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc”. Để làm được điều này rất cần sự đột phá trong phát triển văn hóa, chú trọng xây dựng những thiết chế văn hóa đồng bộ, hiện đại, góp phần tạo dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh của cộng đồng ở mọi vùng miền trên cả nước, đồng thời nâng tầm thương hiệu quốc gia bằng văn hóa.
Bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) là Di sản tư liệu thế giới từ năm 2010. Tuy nhiên loại hình di sản này chưa có trong Luật Di sản văn hóa hiện hành.

Điều chỉnh Luật Di sản văn hóa

“Hội nghị góp ý hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa” (sửa đổi) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 28/7, tại Hà Nội. Trước những thay đổi từ thực tế, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa để điều chỉnh những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc là điều cần thiết.
Hát then của người Tày ở Cao Bằng là sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng tại địa phương.

Bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số

Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đặc sắc, phong phú, với cộng đồng 54 dân tộc anh em. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa với sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ở nước ta hiện nay, bên cạnh ưu thế mở ra nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác cũng đang đặt ra không ít khó khăn thách thức trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.
Tham dự kỳ họp có gần 800 đại biểu từ 180 quốc gia thành viên.

Việt Nam được đánh giá cao về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Tại Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 9 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) diễn ra tại Trụ sở UNESCO ở Paris (Pháp) từ ngày 5-7/7, Việt Nam được đánh giá cao về những nỗ lực trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và chia sẻ kinh nghiệm, góp phần quan trọng vào bức tranh đa dạng văn hóa nhân loại.

Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Sáng 24/11, khoảng 600 đại biểu là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà quản lý văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ tiêu biểu đã tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự và có bài phát biểu tại sự kiện quan trọng này. Báo Nhân Dân điện tử xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày báo cáo tại Hội nghị. (Ảnh: Đăng Khoa)

Phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Báo cáo do Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức ngày 24/11 cho thấy, nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết là xây dựng văn hóa trong chính trị, trong kinh tế, xã hội, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Đăng Khoa)

Hội nghị Văn hóa toàn quốc: Tạo bước ngoặt mới phát triển văn hóa, con người Việt Nam

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, dân chủ, khoa học và nhân văn.

HỒ CHÍ MINH - Người mở đường xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam

HỒ CHÍ MINH - Người mở đường xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng. Là người mở đường cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, chăm lo phát triển đạo đức, xây dựng con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là hiện thân tiêu biểu nhất của sự kết hợp kế thừa truyền thống văn hóa của dân tộc với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp tính dân tộc với tính nhân loại trong văn hóa. Người đã đưa văn hóa dân tộc Việt Nam đến với văn hóa nhân loại và thời đại - điều này chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng là một nét văn hóa của một con người Việt Nam điển hình. (Ảnh: Minh Duy)

Văn hóa là mục tiêu và động lực phát triển đất nước

Văn hóa là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và cũng là động lực để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Văn hóa trong lịch sử góp phần hình thành tính cách của mỗi con người, và hơn hết là xây dựng nên bản sắc của một dân tộc. Ở thời điểm hiện tại, văn hóa là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của một quốc gia trên trường quốc tế.

Các nghệ nhân trống quân Hưng Yên trình diễn phục vụ du khách.

Thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3. Trong đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng.