Tình trạng tấn công, đánh cắp, mã hóa dữ liệu, lộ lọt, rao bán thông tin dữ liệu của các tổ chức, cá nhân thời gian gần đây ngày càng trở nên phổ biến, công khai và gia tăng về cả số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng, đặt ra nhiều thách thức cho việc bảo vệ an toàn phát triển trên môi trường số.
Nhận định việc tập trung khối lượng lớn thông tin dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu quốc gia bên cạnh những ưu điểm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong việc lộ lọt, mất an ninh, an toàn thông tin, có ý kiến trong cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ thêm về các phương án ứng phó, giải quyết những vấn đề có thể phát sinh.
Thẩm tra dự án Luật Dữ liệu, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng, cần xác định rõ các loại dữ liệu quan trọng bị cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài, quy định về lưu trữ bản sao dữ liệu quan trọng tại Việt Nam và truy xuất, kiểm soát dữ liệu khi đã chuyển giao.
Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự kết hợp công nghệ dữ liệu lớn, điện toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh, từ đó tạo sức ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định kinh doanh của các doanh nhân, nhà lãnh đạo kinh doanh.
Năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ số hóa hồ sơ mà toàn bộ quy trình phải được thực hiện trên nền tảng số, hoàn toàn đưa dịch vụ công lên trực tuyến toàn trình để người dân, doanh nghiệp không phải đến cơ quan nhà nước làm thủ tục hành chính. Đây là mục tiêu được chia sẻ tại hội thảo "Tầm nhìn và hành động lãnh đạo trong quản trị dữ liệu và chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh".
Ngày 26/8, Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố báo cáo tình hình an ninh mạng nửa đầu năm 2024. Báo cáo cung cấp thông tin về tình trạng lọt lộ dữ liệu, các lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam, tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomware), tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).
Nhận thức sâu sắc vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) và an ninh mạng trong chuyển đổi số quốc gia, nhiều thành viên Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (Hiệp hội) đã kiến nghị và thực hiện nhiều giải pháp để Hiệp hội hoạt động có hiệu quả, giúp các thành viên phát triển kỹ năng, góp phần xây dựng tuyến phòng thủ bảo mật liên hoàn kiên cố nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số lượng sinh viên đông nhất cả nước; trong đó, riêng khối đại học có hơn 600 nghìn sinh viên. Đây là đối tượng thường bị tấn công trên internet.
VNPT Open Data Portal là một trong rất ít cổng thông tin dữ liệu mở tại Việt Nam giúp thu thập và cung cấp dữ liệu chính thống, tin cậy, độ chính xác cao. Cổng cũng giúp các tổ chức, doanh nghiệp, người dân có thể khai thác sử dụng, chia sẻ và tạo ra các ứng dụng phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội.
Việc ứng dụng các dịch vụ điện toán đám mây trong những năm gần đây đang hỗ trợ mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam. Nhu cầu về tính linh hoạt, năng suất và hiệu quả lưu trữ tăng lên trên tất cả các lĩnh vực đã mở ra một cuộc chạy đua sôi động về hạ tầng công nghệ thông tin giữa các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam.
Nhân Ngày chuyển đổi số Quốc gia, chiều 10/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới, phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.
Gần đây, để đáp ứng nhu cầu xây dựng chính phủ điện tử, nhiều văn bản pháp luật đặt ra yêu cầu doanh nghiệp kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ công tác xây dựng và điều hành chính sách. Tuy nhiên, nếu dữ liệu của doanh nghiệp không được khai thác chặt chẽ và bảo mật đúng cách có thể gây ra rất nhiều hệ lụy.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam cần đào tạo nguồn nhân lực AI mở rộng, nghĩa là không chỉ dành cho những nhân tài, người giỏi, người làm trong lĩnh vực AI, công nghệ thông tin... mà dành cho tất cả mọi người, ở mọi lĩnh vực khác.
Ngày 14/7, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp Liên minh chuyển đổi số DTS tổ chức hội thảo với chủ đề “Chiến lược khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu để mở rộng kinh doanh, xuất khẩu”.
Mới đây, nhà sản xuất dược phẩm Mỹ Pfizer và đối tác BioNTech của Đức cho biết, các tài liệu liên quan đến việc phát triển vaccine Covid-19 của họ đã bị truy cập bất hợp pháp trong một cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ quan quản lý dược phẩm của châu Âu.
Theo đề xuất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm gồm chín nhóm thông tin cần thiết liên quan đến người dân để thực hiện chính sách bảo hiểm.