Đón Xuân, cùng chiêm ngưỡng kim ấn Hoàng đế chi bảo

NDO - Qua hơn 70 năm lưu lạc, kim ấn Hoàng Đế chi bảo đã ‘‘đón’’ Tết đầu tiên ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trải qua quá trình thương thảo, đàm phán phức tạp, dưới sự bảo trợ của Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan Việt Nam, sự kiện ấn vàng hồi hương chính là một minh chứng rõ nét về sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần tự tôn dân tộc, bảo vệ các giá trị di sản văn hóa tốt đẹp của nhân dân Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo lần đầu đón Tết tại quê hương sau hơn 70 năm lưu lạc.
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo lần đầu đón Tết tại quê hương sau hơn 70 năm lưu lạc.

Nhân dịp Xuân mới Giáp Thìn, hãy cùng chiêm ngưỡng kim ấn Hoàng đế chi bảo - một di sản hết sức có giá trị về lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Ngày 18/11/2023, Ấn vàng Hoàng đế chi bảo đã hồi hương và được trưng bày tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Đón Xuân, cùng chiêm ngưỡng kim ấn Hoàng đế chi bảo ảnh 1

Ấn vàng đang được trưng bày, lưu giữ tại bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng.

Ấn Hoàng đế chi bảo là một di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Ngày 30/8/1945, khi tuyên bố thoái vị, vua Bảo Đại đã chọn chiếc ấn đẹp nhất, quý nhất, biểu trưng của chế độ quân chủ thời Nguyễn là Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" cùng thanh bảo kiếm mà phụ vương của ông là vua Khải Định trao lại, để bàn giao cho chính quyền cách mạng.

Đón Xuân, cùng chiêm ngưỡng kim ấn Hoàng đế chi bảo ảnh 2
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo.

Ấn được đúc bằng vàng ròng, nặng 10,78kg vào ngày 4/2 năm Minh Mệnh thứ 4 (tức ngày 15/3/1823), mặt hình vuông, kích thước 13,8x13,7cm. Đây được coi là bảo ấn lớn nhất, đẹp nhất của triều Nguyễn.

Đón Xuân, cùng chiêm ngưỡng kim ấn Hoàng đế chi bảo ảnh 3

Núm ấn hình rồng cuốn hai tầng.

Theo tư liệu lịch sử, trong 143 năm tồn tại với 13 triều vua, nhà Nguyễn đã cho đúc khoảng hơn 100 chiếc ấn. Ấn đúc bằng vàng, bạc (gọi là kim bảo), chế tác từ ngọc (gọi là ngọc tỉ).

Đón Xuân, cùng chiêm ngưỡng kim ấn Hoàng đế chi bảo ảnh 4

Đầu rồng ngẩng cao, trên trán rồng có chữ Vương.

Ấn Hoàng đế chi bảo được dùng trong các dịp “Gặp khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ, các cáo dụ thân huân, đi tuần thú các nơi để xem xét các địa phương, mọi điển lễ long trọng ấy và ban sắc thư cho ngoại quốc...”.

Đón Xuân, cùng chiêm ngưỡng kim ấn Hoàng đế chi bảo ảnh 5

Các chi tiết, đường nét trên Ấn được chạm khắc tinh xảo.

Trước khi trở về cố quốc, kim ấn Hoàng đế chi bảo đã có một hành trình dài lưu lạc lênh đênh theo dòng lịch sử. Giá chuyển nhượng bao gồm các khoản thuế, phí là 6,1 triệu Euro (khoảng hơn 153 tỷ đồng).

Đón Xuân, cùng chiêm ngưỡng kim ấn Hoàng đế chi bảo ảnh 6

Đế ấn in dòng chữ "Hoàng đế chi bảo" (Báu vật của hoàng đế).

Ông Nguyễn Thế Hồng, đại diện Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng chia sẻ: Là một công dân Việt Nam, tôi luôn tự hào về các di sản văn hóa của dân tộc mình và có trách nhiệm gìn giữ bảo vệ và phát huy giá trị của di sản. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hiện nay, tôi hy vọng trong thời gian tới, sẽ còn nhiều di sản quý báu khác tiếp tục được hồi hương, góp phần làm giàu thêm cho kho tàng di sản của dân tộc Việt Nam.

Đón Xuân, cùng chiêm ngưỡng kim ấn Hoàng đế chi bảo ảnh 7

Ông Nguyễn Thế Hồng tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng.

Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, là bảo tàng tư nhân, đang lưu giữ, trưng bày ấn vàng và phối hợp với Bảo tàng lịch sử Quốc gia bảo vệ, phát huy giá trị của ấn vàng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

Ông Nguyễn Thế Hồng và Cục Di sản văn hóa đã ký cam kết để bảo đảm ấn vàng Hoàng đế chi bảo về sau này sẽ chỉ được chuyển giao cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khi ông Hồng không còn nhu cầu sở hữu và trưng bày) thông qua Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trên cơ sở phù hợp với điều 43 của Luật Di sản văn hóa.