Châu Âu là một trong những thị trường khó tính nhất với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường; trong đó, có việc áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (Carbon Border Adjustment Mechanism-CBAM). Vì thế, doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung cần ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật tiên tiến, chuyển đổi xanh nếu muốn xuất khẩu sang thị trường châu Âu một cách bền vững.
Năm 2024, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 57-58 tỷ USD. Tuy nhiên hiện nay, mỗi khu vực thị trường, thậm chí mỗi quốc gia đều có quy định riêng về tiêu chuẩn an toàn và kiểm dịch động, thực vật (SPS). Do đó, nâng cao năng lực tuân thủ quy định sẽ là cơ sở quan trọng để nông sản thuận đường xuất khẩu, phòng tránh việc bị cảnh báo hoặc hạn chế nhập khẩu.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn trên thế giới. Việc mở cửa thị trường này nhằm tận dụng được lợi thế của thị trường Việt Nam tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành sầu riêng cấp đông Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, cần nhận diện đầy đủ để đối phó, đặc biệt là vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.
Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa mà Việt Nam có lợi thế như nông sản, thực phẩm, đồ gỗ, dệt may… Tuy nhiên, để khai thác lợi thế này, các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như doanh nghiệp cả nước cần nâng cao chất lượng hàng hóa và quản trị doanh nghiệp theo hướng bền vững.
Từ đầu năm tới nay, tỷ giá liên tục duy trì xu hướng tăng. Ngày 9/4, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 24.037 VND/USD, tăng thêm 17 đồng so với mức niêm yết một tuần trước đó. Giá mua USD tại các ngân hàng thương mại cũng dao động trong khoảng 24.715-24.805 VND/USD, còn giá bán ra duy trì trong phạm vi 25.110- 25.135 VND/USD.
Sau hàng loạt lệnh cấm xuất khẩu gạo từ các quốc gia như Ấn Độ, Nga, UAE, và mới đây Myanmar cũng đưa ra thông tin sẽ tạm thời hạn chế xuất khẩu gạo trong 45 ngày kể từ ngày 1/9, giá gạo Việt Nam đã tăng “nóng”.
Khép lại quý 1 năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Cà Mau giảm đến hơn 26% so cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm 11,88%, xuất khẩu phân bón giảm hơn 64%.
Những khó khăn nền kinh tế phải đối mặt trong hai tháng đầu năm 2023 như số liệu công bố của Tổng cục Thống kê là những vấn đề không nằm ngoài dự báo của cơ quan điều hành và các chuyên gia kinh tế.
Ngày 8/12, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Diễn đàn xuất khẩu 2022 với chủ đề “Vận hội mới cho xuất khẩu-Tận dụng thời cơ để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên”.
Sáng 8/7, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk phối hợp Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực Tây Nguyên với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2022.