Nga và Mỹ đã thống nhất danh sách các cơ sở của Nga và Ukraine nằm trong diện hạn chế tấn công theo thỏa thuận đạt được sau cuộc đàm phán giữa Washington và Moskva tại Saudi Arabia.
Nga và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về an toàn hàng hải ở Biển Đen và khôi phục xuất khẩu nông sản của Nga. Đây là một trong những nội dung được Điện Kremlin đề cập trong tuyên bố ngày 25/3, một ngày sau cuộc đàm phán cấp chuyên gia Nga-Mỹ tại Riyadh.
Ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã tiến hành điện đàm với thời gian khoảng 2 giờ, trong đó tập trung trao đổi quan điểm về cách thức cải thiện quan hệ song phương và đưa ra các giải pháp từng bước giúp giải quyết cuộc xung đột Ukraine.
Theo người phát ngôn Điện Kremlin, cuộc điện đàm sắp tới giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Trump là một bước đi quan trọng, định hướng cho tiến trình phục hồi quan hệ song phương.
Ngày 7/3, trả lời báo chí, ông Dmitry Peskov, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết, Moskva có thể phải triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) thảo luận về kế hoạch phát triển quốc phòng.
Ngày 5/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov đánh giá, việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bày tỏ mong muốn tiến hành đàm phán hòa bình là một tín hiệu tích cực.
Ngày 28/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc gặp tại Phòng Bầu Dục để thảo luận về xung đột Nga – Ukraine và hợp tác khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc tranh luận rất căng thẳng và liên tục chỉ trích nhau trước báo giới do bất đồng quan điểm.
Điện Kremlin cho biết “không thể xác nhận cũng như phủ nhận” thông tin về các cuộc tiếp xúc giữa Tổng thống Putin và người đồng cấp Mỹ về vấn đề Ukraine, Nhà Trắng cũng chưa đưa ra bình luận nào.
Ngày 10/1, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể bắt đầu sau khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết việc cấm xuất khẩu kim loại mới chỉ là đề xuất, Chính phủ Nga chưa có biện pháp cụ thể trong vấn đề này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có chuyến thăm Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Saudi Arabia. Tại hội đàm với Tổng thống UAE Mahammed bin Zayed Al Nahyan, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh quan hệ hai nước đang ở mức cao chưa từng có. Tổng thống Putin cũng bày tỏ vui mừng khi người đồng cấp UAE Mohammed bin Zayed Al Nahyan dự kiến sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan vào mùa thu năm 2024 do Nga tổ chức.
Trong thông báo gửi báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, người đứng đầu Wagner và các thành viên của Wagner sẽ không bị truy tố, nếu tuân thủ thỏa thuận.
Điện Kremlin đánh giá, lệnh cấm vận của phương Tây đối với việc cung cấp các sản phẩm xăng dầu của Nga sẽ tiếp tục khiến các thị trường năng lượng quốc tế mất cân bằng hơn nữa.
Ngày 2/9, Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tuyên bố sẽ lên kế hoạch áp giá trần đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu từ Nga.
Ngày 1/9, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết chỉ khi nào các cuộc thanh sát các địa điểm vũ khí hạt nhân của hai nước được nối lại, Washingtin mới có thể đàm phán với Moskva về hiệp ước thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START, hay còn gọi là START 3) giữa hai nước nhằm hạn chế vũ khí hạt nhân chiến lược.
Chính phủ Nga ngày 8/8 ra tuyên bố bác bỏ đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ về việc tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, trong đó nhấn mạnh hiện tại không có cơ sở nào để lãnh đạo 2 nước gặp mặt trực tiếp giải quyết những bất đồng.
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder khẳng định, ông sẽ vẫn giữ liên hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin bất chấp cuộc xung đột ở Ukraine. Ông cho rằng chỉ có đối thoại mới giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện nay.
Hội đồng châu Âu ngày 20/6 quyết định gia hạn đến ngày 23/6/2023 các biện pháp trừng phạt do Liên minh châu Âu (EU) đưa ra, nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea và thành phố Sevastopol.
Điện Kremlin thông báo, trong cuộc điện đàm ngày 29/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Serbia Aleksandar Vucic nhất trí rằng Moskva sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho Serbia và 2 nước sẽ thúc đẩy mối quan hệ đối tác.
Ngày 16/5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga đang theo dõi sát tiến trình xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan và Thụy Điển, đồng thời cho rằng, quyết định trên không giúp củng cố cấu trúc an ninh châu Âu.
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 23/4 thông báo, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres sẽ gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky tại Ukraine vào tuần tới sau khi thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin về cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine.
Điện Kremlin ngày 18/4 cho rằng, Ukraine liên tục thay đổi lập trường của mình khi đề cập đến các vấn đề đã được nhất trí trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Ngày 3/4, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tuyên bố tập đoàn này đang đáp ứng yêu cầu của các khách hàng châu Âu, cung cấp hơn 108 triệu mét khối khí đốt tự nhiên qua Ukraine.
Ngày 3/4, Trưởng phái đoàn đàm phán của Nga, ông Vladimir Medinsky cho rằng, vòng hòa đàm chưa đủ tiến triển để tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Nga và Ukraine, đồng thời khẳng định lập trường của Moskva liên quan tình trạng bán đảo Crimea và khu vực Donbass ở miền đông Ukraine vẫn không thay đổi.
Hãng thông tấn RIA của Nga ngày 3/4 dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết, cuộc đàm phán giữa nước này với Ukraine diễn ra không hề dễ dàng, nhưng điều quan trọng là quá trình này vẫn diễn ra.
Người phát ngôn Điện Kremlin cho biết, Nga hoan nghênh việc Kiev nêu các đề xuất bằng văn bản nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine, song khẳng định hiện vẫn còn nhiều việc cần làm.