Ở độ tuổi ngoài 80, nhưng ông Lò Văn Chiến ở bản Tả Xín Chải, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu (Lai Châu) vẫn miệt mài sưu tầm những làn điệu dân ca, những câu ví, những tích cổ hay những lời đối đáp trong tục hát ống... của dân tộc mình để viết sách. Ông được mệnh danh là “kho tàng sống”, là người giữ hồn tinh hoa văn hóa Pú Nả (một nhánh của dân tộc Giáy) ở Lai Châu.
“Gầu Tào” theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời”, hay “ hội chơi trên đồi”. Theo phong tục của người Mông trước đây, lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức bởi những gia đình người Mông giàu có trong bản, cầu mong mưa thuận, gió hòa, con cháu khỏe mạnh, gia đình ấm no. Theo thời gian, Gầu Tào được mở rộng, trở thành lễ hội của cả bản làng trong dịp đón Tết Nguyên đán, mừng Xuân mới.
Bà Hù Cố Xuân vừa là nghệ nhân, vừa là người già uy tín của tộc người Si La ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè (Lai Châu). Bà đóng góp rất nhiều vào việc bảo tồn, phát triển chung của đồng bào Si La trong nhiều năm qua. Hiện dù đã qua tuổi 70, song bà Xuân vẫn không ngừng cống hiến cho sự phát triển của dân tộc mình.
Sau 3 ngày tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn, phong phú, chiều 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tổng kết bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người lần thứ I và Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu năm 2023 .
Ngày hội Văn hoá các dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người lần thứ I sẽ diễn ra từ ngày 3/11 đến 5/11 tại thành phố Lai Châu. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Lai Châu phối hợp các tỉnh có dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người tổ chức.
Đã nhiều năm nay, cứ vào dịp 2/9, người dân huyện Than Uyên (Lai Châu) lại nô nức đón Tết Độc lập. Với người dân Than Uyên, ngoài cái Tết Nguyên đán cổ truyền, Tết Độc lập cũng là một cái tết ý nghĩa.
Quãng đường di chuyển hơn 200km từ thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu đến thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên dường như gần hơn khi anh lái xe bật cho chúng tôi nghe những bài hát về vùng Tây Bắc trong suốt hành trình. Cũng phải, vì lên Tây Bắc, nếu chưa được xem xòe thì còn gì tuyệt hơn là được nghe những điệu dân ca Thái.
Lễ hội Áp Hô Chiêng (lễ hội gội đầu) của đồng bào Thái trắng đã được tái hiện trong khuôn khổ Lễ hội Nàng Han ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, diễn ra từ ngày 5-6/3.
Tuần Văn hóa-Du lịch Lai Châu tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về một bức tranh văn hóa Lai Châu rực rỡ sắc màu giữa Thành phố mang tên Bác.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ đã ban hành Quyết định số 2579/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số rất ít người, năm 2022.
Tối nay (24/9), Sân vận động thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, sẽ trở thành tâm điểm chú ý của những người yêu văn hóa cả nước với Lễ đón nhận Bằng ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự ghi danh của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đối với Xòe Thái không chỉ mang đến niềm tự hào cho đồng bào dân tộc Thái và nhân dân cả nước nói chung mà còn là sự ghi nhận, khẳng định bản sắc văn hóa phong phú, đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Ngày 4/9, tại Tuyên Quang, Ủy ban nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên, Lai Châu, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Lào Cai phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch các tỉnh có di sản Then năm 2022.