Lễ hội thường diễn ra vào cuối mùa xuân với nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc Lào, qua đó giáo dục truyền thống, lòng tự hào cũng như ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Lào.
Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ gồm các nghi thức cầu mùa, cầu mưa.
Phần hội gồm nhiều các hoạt động văn hóa, các trò chơi dân gian như thi bắt cá suối, đua mảng, đan lát, bịt mắt đập chiêng...
Một số hình ảnh tại lễ hội:
Lễ hội thường diễn ra vào cuối mùa xuân khi chuẩn bị một mùa vụ mới. |
Chủ tế sẽ làm lễ xin thần linh cho phép đoàn tế lễ đi lấy nước. |
Đoàn tế lễ sẽ đến nhà của một gia đình nào đó trong bản để xin nước, và chủ tế phải có lời xin mở cổng mới được gia chủ cho vào lấy nước. |
Lần lượt các nam thanh niên mang ống tre xin nước từ chủ nhà. |
Trên đường đưa nước về, các gia đình trong bản sẽ té nước vào đoàn lễ với ý nghĩa may mắn cả năm. |
Thầy cúng sẽ dùng phần nước do đoàn rước về để lau rửa khu làm lễ với ngụ ý tẩy rửa đi hết những xui xẻo trong một năm qua, cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới. |
Sau khi làm lễ, mọi người cùng hòa vào vòng xòe đoàn kết. |
Sự kiện mọi người mong đợi nhất trong Lễ hội "Bun Vốc Nặm" là được tham gia vào hoạt động té nước. |
Mọi người tham gia té nước với quan niệm cầu may mắn. |
Đua mảng là cuộc tranh tài giữa các bản. |
Thi bắt cá suối thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách. |
Bà con tham gia thi bắt cá suối với rất nhiều hình thức. |
Sản phẩm của cuộc thi của một số bà con. |
Thi ẩm thực dân tộc Lào. |
Trình diễn quy trình nhuộm răng đen của phụ nữ Lào. |
Trình diễn dệt thổ cẩm truyền thống của người Lào tại Lễ hội. |
Xúng xính váy khăn trong niềm vui ngày hội. |