Tác phẩm Cội nguồn hạnh phúc của họa sĩ, nhà điêu khắc Đinh Gia Thắng trưng bày tại triển lãm "Nắng tháng 4". (Ảnh: ANH ĐÀO)

Lan tỏa giá trị mỹ thuật Đà Nẵng trong triển lãm “Nắng tháng 4”

Triển lãm mỹ thuật “Nắng tháng 4” chính thức khai mạc chiều 16/4 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Sự kiện được tổ chức nhân chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), cũng như ghi nhận những đóng góp tích cực của các họa sĩ, nhà điêu khắc cho lĩnh vực mỹ thuật Đà Nẵng trong năm qua.
Lễ hội cầu Ngư truyền thống Đà Nẵng - Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. (Ảnh: ANH ĐÀO)

[Ảnh] Lễ hội Cầu ngư - nơi kết nối truyền thống và dấu ấn văn hóa biển Đà Nẵng

Sau 3 ngày diễn ra Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, sáng sớm nay (29/2), các hoạt động chính thức của Lễ hội đã được long trọng tổ chức tại Biển Hà Khê. Lễ hội cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê được tổ chức hằng năm, trở thành hoạt động văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của bà con cư dân, là sinh hoạt văn hóa, tinh thần không thể thiếu cùng với sự phát triển chung của địa phương. 
Một góc mùa Xuân trên thành phố thanh bình. Ảnh: ANH ĐÀO

Lắng nghe mùa Xuân trên thành phố biển

Mùa Xuân mới, cũng là lúc những dự định mới bắt đầu khai mở. Với tôi, đó là một tình yêu lớn dần cùng những tháng năm tôi đã sống và gắn bó với thành phố bên sông, bên biển. Đà Nẵng – một đô thị mở hướng biển với nhiều khát vọng tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã  hội, giữ vững  vị trí then chốt của miền trung và cả nước.
Đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện thiện linh vật rồng được thiết kế cách điệu nặng gần 1 tấn được đặt tại cụm trang trí ở đầu cầu Rồng. (Ảnh ANH ĐÀO)

Sắc màu linh vật rồng trên đường hoa Tết Đà Nẵng

Những ngày này, đơn vị thi công các hạng mục công trình trang trí hoa và điện chiếu sáng phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn Đà Nẵng năm 2024 đang gấp rút hoàn thiện. Điều đặc biệt, các vị trí chủ chốt đặt linh vật rồng - biểu tượng của năm Giáp Thìn 2024 đã cơ bản hoàn thiện, tạo nên một diện mạo mới cho phố phường Đà Nẵng.
Cây mai cổ thụ này cao hơn 3m, tán rộng gần 5m. (Ảnh ANH ĐÀO)

Ngắm cây mai hơn 150 năm tuổi tại Chợ hoa Tết Đà Nẵng

Hơn 200 gốc mai đã được chủ vườn vận chuyển từ thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai xuống trưng bày tại Hội chợ hoa xuân Đà Nẵng Xuân Giáp Thìn 2024. Đặc biệt, trong số này có ba gốc mai cổ thụ với giá bán từ 2 đến 3 tỷ đồng. Riêng gốc mai mang tên Ngũ phúc hơn 150 tuổi, có giá bán cao nhất là 3 tỷ đồng. Đây cũng là gốc mai giá trị nhất tại Chợ hoa Tết Đà Nẵng Xuân Giáp Thìn 2024.
Nhà trưng bày Hoàng Sa - địa chỉ đỏ trong lòng Đà Nẵng.

Cột mốc chủ quyền - Địa chỉ đỏ trong lòng Đà Nẵng

Nhà trưng bày Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động vào tháng 3/2018, đến nay, đã trở thành một địa chỉ đỏ trong lòng Đà Nẵng với hàng trăm ngàn lượt người dân, du khách đến tham quan. Nhà trưng bày Hoàng Sa là công trình minh chứng cho lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý chí bảo vệ cương giới lãnh thổ của tổ tiên, của các thế hệ người Việt đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng với lịch sử hơn 100 năm. (Ảnh ANH ĐÀO)

Bảo tàng hơn 100 năm tuổi tại Đà Nẵng xuống cấp, thấm dột, tường mốc xanh

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng với lịch sử hơn 100 năm tuổi, trải qua chiến tranh và biến cố lịch sử, mặc dù được duy tu, bảo dưỡng và mới được đầu tư nâng cấp vào năm 2015, nhưng hiện nay, tại khu vực lõi của bảo tàng, nơi trưng bày các báu vật quốc gia và hàng trăm hiện vật giá trị bắt đầu xuống cấp.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi gắn liền với lịch sử thành phố Đà Nẵng. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Cây cầu lâu đời nhất Đà Nẵng sẽ trở thành điểm du lịch đêm

Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa thống nhất phương án thí điểm tổ chức phục vụ du lịch về đêm trên cầu Nguyễn Văn Trỗi và công viên bờ đông chân cầu Nguyễn Văn Trỗi. Việc thí điểm này bắt đầu triển khai vào quý I/2024, với nhiều hoạt động văn hóa, giải trí mới đưa vào khai thác nhằm tạo sức hấp dẫn mới đối với người dân, du khách trong hoạt động du lịch đêm Đà Nẵng. Và cầu Nguyễn Văn Trỗi là cây cầu lịch sử, trở thành cầu đi bộ đầu tiên của thành phố Đà Nẵng.
Đại biểu xem các tác phẩm triển lãm.

Triển lãm 54 tác phẩm về kết quả lao động nghệ thuật mỹ thuật Đà Nẵng

Chiều 9/12, Hội Mỹ thuật thành phố Đà Nẵng phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức triển lãm với chủ đề "Mỹ thuật Đà Nẵng 2023", nhằm động viên tinh thần sáng tác, tôn vinh thành quả hoạt động nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc Đà Nẵng, góp phần đưa phong trào Mỹ thuật của thành phố ngày càng phát triển.
Thưởng thức ẩm thực Việt Nam.

Giao lưu văn hóa Việt Nam-Liên bang Nga

Chiều 26/11, tại Công viên APEC, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và Hội hữu nghị Việt Nam-Liên bang Nga thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Liên bang Nga tại Đà Nẵng và các đơn vị liên quan tổ chức chương trình Giao lưu văn hóa Việt Nam-Liên bang Nga. 
Đà Nẵng mở niêm phong bộ sưu tập tranh của hoạ sĩ Lê Bá Đảng, sáng 15/11. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Mở niêm phong bộ sưu tập tranh của họa sĩ Lê Bá Đảng do ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê trao tặng

Sáng 15/11, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng tổ chức mở niêm phong bộ sưu tập tranh của hoạ sĩ Lê Bá Đảng do ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê là hai nhà trí thức Việt sống và làm việc tại Pháp, người lưu giữ nhiều bộ sưu tập tranh quý hiếm của các họa sĩ Việt Nam nổi tiếng thuộc giai đoạn đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam, trao tặng.
back to top