Nước lũ dâng ngập một số ngầm tràn, đoạn đường ở huyện Tuyên Hóa. (Ảnh: VT)

Quảng Bình: Lũ sông Gianh trên báo động II gây nguy cơ ngập lụt vùng trũng thấp

Chiều 5/11, Ủy ban nhân dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, từ đêm qua đến sáng nay, nhiều nơi trên địa bàn có mưa to đến rất to. Lượng mưa lớn khiến nước sông, khe, suối dâng cao làm ngập nhiều tuyến đường, ngầm, cầu tràn và gây nguy cơ ngập lụt vùng trũng thấp.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình tuyên truyền, hướng dẫn chủ tàu cá neo đậu tránh trú bão an toàn.

Quảng Bình cấm biển, sân bay cũng tạm dừng hoạt động ngày 27/10

Chiều 26/10, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, đến chiều nay hầu hết tàu thuyền của ngư dân trong tỉnh vào bờ tránh trú an toàn. Tỉnh có lệnh cấm biển từ 0 giờ ngày 27/10. Sân bay Đồng Hới sẽ tạm dừng hoạt động từ 6 giờ đến 19 giờ ngày 27/10.
Ngày 25/10, ngư dân Lý Sơn chủ động đưa phương tiện lên bờ phòng, tránh thiệt hại do ảnh hưởng bão số 6.

Quảng Ngãi yêu cầu hoàn thành di dời, sơ tán 2.499 hộ dân ven biển trước 7 giờ ngày 27/10

Chiều 25/10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, để ứng phó với bão số 6, tỉnh cấm tất cả tàu, thuyền ra biển hoạt động từ 10 giờ ngày 26/10; đồng thời yêu cầu các huyện Lý Sơn, Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi hoàn thành di dời, sơ tán 2.499 hộ dân trước 7 giờ ngày 27/10.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng yêu cầu người đứng đầu các địa phương, đơn vị phải tăng cường trách nhiệm, chủ động triển khai ứng phó bão Trà Mi.

Quảng Nam chủ động ứng phó với bão Trà Mi

Sáng 24/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó với bão Trà Mi. Theo đó, các cơ quan chức năng đã phối hợp các địa phương lập các phương án di dời, sơ tán dân vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nhằm giảm thiệt hại do bão gây ra.
Thi công dự án cao tốc bắc - nam đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình (Ảnh minh họa)

Quảng Bình: Một hộ tự nguyện di dời trước vài giờ bị cưỡng chế giải phóng mặt bằng dự án cao tốc bắc-nam

Ngày 16/10, thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết, một hộ dân tại thị trấn Nông trường Lệ Ninh tự nguyện di dời tài sản, bàn giao mặt bằng cho dự án đường bộ cao tốc bắc-nam trước vài giờ địa phương thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
Khu vực sạt lở đất tại tổ dân phố 8, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa.

Quảng Bình công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất ở thị trấn Quy Đạt

Chiều 24/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở đất tại tổ dân phố 8, thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa. Ngay sau quyết định, chính quyền huyện Minh Hóa tiến hành các biện pháp ứng phó như di dời người dân, triển khai dự án kè chống sạt lở.
Một số vùng dân cư ở vùng thấp trũng của huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) ngập lụt. (Ảnh: VT)

Quảng Bình: Nước lũ gây chia cắt 37 thôn, bản và 600 hộ bị ngập lụt

Trưa 20/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng bão số 4, trên địa toàn bàn tỉnh có 37 thôn, bản bị nước lũ chia cắt, 600 hộ bị ngập nước. Nhờ cấp ủy, chính quyền và các lực lượng chức năng cũng như người dân trong tỉnh chủ động ứng phó hiệu quả với bão, mưa lũ nên chưa ghi nhận hậu quả nào xảy ra.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình kiểm tra khu vực sạt lở tại đồi Phòng Không, thôn Đồng Lâm, xã Đức Hóa., huyện Tuyên Hóa (Ảnh: Hiền Chi)

Quảng Bình sẵn sàng phương án di dời dân ở các vị trí sạt lở

Ngày 18/9, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện toàn tỉnh có 10 điểm nguy cơ sạt lở đất cao, đặc biệt nguy hiểm. Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã kiểm tra, chỉ đạo biện pháp ứng phó với tình huống nguy hiểm do tác động của thiên tai.
Các lực lượng của quận Ngô Quyền (Hải Phòng) hỗ trợ người dân tại chung cư A7 Vạn Mỹ di chuyển tài sản về nơi tạm cư mới.

Hải Phòng khẩn trương di dời tài sản người dân ra khỏi các chung cư có nguy cơ sụp đổ

Ngày 17/9, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội của thành phố Hải Phòng, cùng cán bộ, công chức, viên chức dân quân tự vệ quận Ngô Quyền, phường Vạn Mỹ đã tích cực tham gia hỗ trợ cùng người dân thu dọn, di dời đồ đạc tài sản ra khỏi chung cư A7, A8 Vạn Mỹ - hai chung cư cao tầng nguy hiểm bị lún nghiêng do bão số 3 và đang có nguy cơ sụp đổ...
Cán bộ, học viên Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội giúp nhân dân thu hoạch lúa.

Hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội giúp người dân Sơn Tây chạy lụt

Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) như Học viện Phòng không-Không quân, Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan phòng hóa… đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia gia cố đê, gặt lúa giúp dân và hỗ trợ di chuyển người dân khỏi nơi nguy hiểm.
Nước ngập cánh đồng và cả nhà dân. (Ảnh: TUẤN SƠN)

Bắc Kạn tập trung cứu trợ ở “rốn lũ” Nam Cường

Xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn có cánh đồng rộng 100ha. Phía cuối cánh đồng giáp với huyện Ba Bể có cửa hang Pác Chản, là nơi thông dẫn nước sang hồ Ba Bể. Đã 3 ngày nay, khu vực này ngập chìm trong nước lũ, có nơi sâu tới hơn 10m. Hơn 152 nhà dân nằm dưới nước đục ngầu, hơn 200 hộ đã phải di dời khẩn cấp.
Toàn bộ người dân khu nhà 5 tầng nguy hiểm A7 Vạn Mỹ (quận Ngô Quyền) đã được sơ tán an toàn.

Hải Phòng bố trí tạm cư cho người dân tại hai chung cư có nguy cơ sập đổ do bão

Chiều 10/9, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ngô Quyền (thành phố Hải Phòng) Đặng Văn Khởi cho biết, quận Ngô Quyền phối hợp cùng Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý và kinh doanh nhà Hải Phòng đã khẩn trương hoàn thiện dự kiến bố trí, sắp xếp và sẽ sớm thực hiện di dời các hộ dân tại hai chung cư A7 và A8 Vạn Mỹ về nơi ở tạm cư theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Một vị trí sạt lở trên Quốc lộ 3C. (Ảnh: NGỌC TÚ).

Bắc Kạn sạt lở nhiều tuyến đường, nước sông Cầu dâng cao gây ngập lụt

Từ đêm ngày 8 đến sáng 9/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa tiếp tục kéo dài tại tỉnh Bắc Kạn. Gần như toàn bộ các tuyến đường trọng yếu tại địa phương này phải hứng chịu các điểm sạt lở, gây ách tắc, khối lượng sạt lở nhiều, thiệt hại lớn. Nước các sông lên cao gây ngập úng nhiều nơi.
Các lực lượng hỗ trợ người dân trên đảo Cô Tô (Quảng Ninh) chằng chống nhà cửa. (Ảnh QUANG THỌ)

Chạy đua với thời gian ứng phó bão

Ngay sau khi có thông tin siêu bão YAGI (bão số 3) khả năng đổ bộ vào các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An,công tác ứng phó, chủ động phòng chống bão được Quảng Ninh và Hải Phòng thực hiện khẩn trương, quyết liệt từ các huyện đảo đến đất liền. Với phương châm “3 trước, 4 tại chỗ”, “từ xa, từ sớm, từ cơ sở”, lãnh đạo hai địa phương đã chỉ đạo các sở, ngành và lực lượng công an, quân đội xuống kiểm tra, hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, kêu gọi tàu thuyền về tránh trú bão an toàn.
Cán bộ, chiến sĩ công an chèo thuyền mang thực phẩm đến tiếp tế cho người dân.

Công an huyện Chương Mỹ chèo thuyền cứu trợ người dân vùng rốn lũ

Hiện nay, địa bàn 2 huyện Chương Mỹ và Quốc Oai, thành phố Hà Nội vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ. Hàng nghìn hộ gia đình bị ngập sâu trong nước cần hỗ trợ, di dời. Hiểu được những khó khăn của người dân, Công an huyện Chương Mỹ cùng chính quyền địa phương đã nhanh chóng di dời tài sản và sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Hầm chui nút giao Trần Duy Hưng-Đại lộ Thăng Long. (Ảnh Phạm Hùng)

Những điểm cần lưu ý về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp của Luật Thủ đô 2024

Luật Thủ đô 2024 đã được công bố và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 53 “Hiệu lực thi hành”, những trường hợp quy định tại khoản 2 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025; đồng thời, để bảo đảm tính kế thừa, liên tục, khả thi, áp dụng thuận lợi, Điều 54 của Luật Thủ đô 2024 cũng quy định về việc xử lý chuyển tiếp.