Với nhiều trải nghiệm thú vị như: trình diễn ca nhạc, trình diễn, ẩm thực theo vùng miền... hành trình “Kết nối di sản miền trung” đã thu hút sự quan tâm đông đảo du khách trong và ngoài nước. Nhờ vậy, sản phẩm du lịch này dẫn đầu lượt bình chọn ở hạng mục hoạt động, dịch vụ trải nghiệm ấn tượng của chương trình “Top 9 sản phẩm du lịch ấn tượng Huế” năm 2024.
Nếu như Thủ đô Hà Nội có làng hương Quảng Phú Cầu hơn 100 năm tuổi, thì ở thành phố Huế lại tồn tại một làng nghề làm hương truyền thống có bề dày lịch sử lên tới 7 thế kỷ, nằm cách trung tâm Cố đô chỉ khoảng 7km về hướng tây nam.
Chiều 9/5, tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế giới thiệu Festival Huế 2024 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Galaxy Studio, HKFilm và MAR6 Studios phối hợp sản xuất bộ phim điện ảnh về Nam Phương Hoàng hậu, vị hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam, dự kiến khởi quay vào đầu năm 2025.
Chiều 7/3, tại thành phố Huế, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị triển khai, phát động Giải thưởng Sáng tạo nữ Cố đô Huế lần thứ I, năm 2024.
Lấy cảm hứng từ những vần thơ đầy tinh tế và cảm xúc của Hàn Mặc Tử, họa sĩ Nguyễn Hóa cho ra mắt triển lãm cá nhân đầu tiên - “Lối gió đường mây” như một cột mốc quan trọng, vượt ra ngoài giới hạn hoạt động nghệ thuật quen thuộc, đánh dấu sự lộ diện của anh với công chúng.
Đánh giá đây là điểm đến lý tưởng để tận hưởng sự thong thả khi du lịch Việt Nam, tạp chí du lịch nổi tiếng Travel+Leisure (ấn bản châu Á) mới đây đã đề xuất Huế là một trong những điểm đến ở châu Á mà du khách không thể bỏ qua trong năm 2024.
Hơn 20 năm trước, khi vừa từ Australia trở về, anh Nguyễn Thanh Tùng (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) quyết định bắt tay thực hiện ước mơ ấp ủ suốt thời niên thiếu: Tái hiện “Cố đô Huế thu nhỏ” ngay khuôn viên nhà mình để mẹ vơi bớt nỗi nhớ quê. Sau bảy năm miệt mài, anh mở cửa đón tất cả mọi người ghé thăm.
Ngày 20/11, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức (GEKE) tổ chức khai mạc triển lãm “Khám phá quần thể Điện Phụng Tiên".
Sau hơn 3 năm lỡ hẹn, một lễ hội áo dài nằm trong chương trình lễ hội mùa thu của Festival Huế 2023 với tên gọi "Áo dài Huế - Chuyện kể từ dòng sông" diễn ra bên dòng sông Hương đã tạo ấn tượng với du khách và công chúng. Đây là chương trình nghệ thuật đặc sắc được kết hợp giữa thời trang và hát, múa, âm nhạc.
Hãng hàng không Vietjet vừa thực hiện chuyến bay thẳng đầu tiên kết nối cố đô Huế với thủ đô Seoul (Hàn Quốc), chuyến bay đầu tiên đưa du khách Hàn Quốc đến với nhà ga mới sân bay Phú Bài.
Cùng với thời gian, sự tác động của thiên nhiên, con người, những biến động xã hội, nhiều di tích bị hư hại, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn. Đối với những phế tích có giá trị đặc biệt quan trọng, việc phục dựng để cộng đồng có thể hiểu thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc, đồng thời, tạo điểm nhấn phục vụ du lịch là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc phục dựng cần hết sức cẩn trọng, bảo đảm các yếu tố khoa học, kiến trúc, mỹ thuật... tránh tình trạng làm lệch lạc, méo mó, biến dạng di sản.
Lịch sử vùng đất Cố đô Huế đã tạo ra những di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu, song do sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai và thời gian đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với nỗ lực của các cấp chính quyền cũng như các tổ chức quốc tế, sau 30 năm được UNESCO vinh danh là di sản thế giới, Quần thể di tích Cố đô Huế dần được hồi sinh. Di sản văn hóa Huế đã vượt qua giai đoạn cần bảo vệ khẩn cấp chuyển sang giai đoạn ổn định, phát triển và phát huy giá trị.
Tối 17/6, tại Quảng Trường Ngọ Môn Huế, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm (1993-2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003-2023) Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản thế giới bằng một Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Di sản cố đô, trao truyền và hội tụ”.
Thừa Thiên Huế là địa phương đã và đang khai thác tương đối hiệu quả tiềm năng du lịch bằng việc xây dựng những thương hiệu sản phẩm đặc trưng, độc đáo. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, sự phát triển các thương hiệu sản phẩm du lịch ở Huế còn chậm, thiếu tính đột phá; nhiều sản phẩm vẫn thiếu chiều sâu và kết nối...
Kể từ năm 1993, khi lần đầu tiên Việt Nam có di tích được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới là quần thể di tích Cố đô Huế, đến nay sau 30 năm, Việt Nam đã có 32 di sản được vinh danh, bao gồm: 2 di sản thiên nhiên, 1 di sản hỗn hợp, 29 di sản văn hóa. Đây là nguồn tài sản vô giá của quốc gia, góp phần làm giàu thêm kho tàng di sản văn hóa của nhân loại.
Sáng nay (13/2), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã cho thu hồi số tượng người đặt trên cầu dẫn vào Ngọ môn Huế sau ba ngày cho phép đặt trưng bày với lý do “không phù hợp với không gian”. Việc thu hồi này liệu có thể xem là tiền lệ để Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế tiếp tục giải quyết số vật lạ đang được treo, móc, đặt trong di sản đã tồn tại từ nhiều năm qua?
Ngày 1/1, ngày đầu tiên của năm mới 2023, tại Quảng trường Ngọ Môn-Đại Nội Huế, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tái hiện Lễ Ban sóc triều Nguyễn theo hình thức sân khấu hóa và công bố chương trình Festival Huế 2023.
Qua 40 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã từng bước nỗ lực để đưa Quần thể Di tích cố đô Huế hồi sinh. Vai trò và vị thế của đơn vị ngày càng được khẳng định trên bình diện quốc gia và quốc tế; góp phần khẳng định, tôn vinh những giá trị văn hóa độc đáo của Việt Nam trên thế giới.
Ủng hộ đề xuất thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế, các đại biểu Quốc hội Đoàn Thị Lê An (Cao Bằng) và Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng đây sẽ là một trong những nguồn kinh phí quan trọng để bảo tồn, trùng tu di tích Cố đô Huế trong điều kiện ngân sách địa phương còn khó khăn.