Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng sơn) phát biểu ý kiến trong phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế-xã hội chiều 31/10. (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương tối thiểu cho người lao động từ 1/7/2024

Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1/7/2024 - cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.
Đại biểu Quốc hội tham gia thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đề xuất giải pháp cụ thể để tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy phục hồi kinh tế-xã hội

Chiều nay (31/10), Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày tóm tắt báo cáo thẩm tra về các nội dung kinh tế-xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế. (Ảnh: DUY LINH)

Tăng cường vai trò của chính sách tài khóa đối với hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế

Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024 và đến cuối nhiệm kỳ 2021-2025, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh cần tăng cường năng lực nội sinh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời tăng cường vai trò của chính sách tài khóa đối với hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế; kịp thời giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Khu công nghiệp Tam Thăng (Tam Kỳ) tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động tại địa phương.

Quảng Nam tập trung cơ cấu lại nền kinh tế

5 năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam có nhiều bước đột phá trong phát triển kinh tế; từ một tỉnh nghèo, thuần nông, trở thành một trong những địa phương có bước phát triển mạnh ở khu vực miền trung. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, Quảng Nam đang tập trung cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Quang cảnh phiên thảo luận trực tuyến của Quốc hội về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Chú trọng kinh tế hợp tác xã trong cơ cấu lại nền kinh tế

Các đại biểu Quốc hội cho rằng kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 cần chú trọng vấn đề phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, đồng thời đề nghị rà soát lại hệ thống pháp luật về hợp tác xã để hoàn thiện khung pháp lý cho kinh tế hợp tác, hợp tác xã phát triển.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội ngày hôm nay 20-10. (Ảnh do Trung tâm báo chí Quốc hội cung cấp)

Quyết liệt hơn trong cơ cấu lại nền kinh tế

Trong phiên làm việc chiều 20-10, Quốc hội đã nghe các báo cáo kết quả thực hiện, báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Chính phủ cần quyết liệt hơn để giải quyết dứt điểm một số nhiệm vụ còn tồn đọng, giải phóng tiềm lực kinh tế của đất nước.