Giáo sư Rachid Yazami.

VinFuture sẽ tạo nền tảng đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển công nghệ tiên phong của thế giới

Giáo sư Rachid Yazami, Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture 2023, đánh giá cao tính đột phá và sức ảnh hưởng của giải thưởng khoa học danh giá này. "VinFuture không chỉ tôn vinh những đổi mới có tác động đến toàn nhân loại mà còn tạo nền tảng để Việt Nam trở thành trung tâm kết nối và phát triển công nghệ tiên phong của thế giới", Giáo sư nói.
Giáo sư Martin Green: Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển năng lượng mặt trời

Giáo sư Martin Green: Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển năng lượng mặt trời

Giáo sư Martin Green hóm hỉnh nói, nếu trước đây người ta coi năng lượng mặt trời là "con bọ chét trên lưng con voi" thì nay cần phải nhìn lại, năng lượng mặt trời là "con voi", còn năng lượng khác là "những con bọ chét". Và đây là thế mạnh mà Việt Nam đã triển khai và cần tiếp tục phát triển hơn nữa. Trong tương lai, khi nhu cầu tăng cao, Việt Nam hoàn toàn có thể dựa vào năng lượng mặt trời thay vì hóa thạch để đáp ứng năng lượng điện một cách bền vững. Giáo sư Martin Green - Đại học New South Wales, Australia đã có những chia sẻ thú vị ngay sau được vinh danh tại giải thưởng Chính VinFuture 2023.
Giáo sư Jens Juul Holst và tham vọng tìm ra thuốc điều trị tiểu đường, thay thế cho can thiệp ngoại khoa

Giáo sư Jens Juul Holst và tham vọng tìm ra thuốc điều trị tiểu đường, thay thế cho can thiệp ngoại khoa

Trượt giải Nobel Y sinh năm 2023, Giáo sư Jens Juul Holst (Đại học Copenhagen, Đan Mạch) cho rằng mình thiếu chút may mắn. Nhưng năm 2023, ông vẫn là tên tuổi thắng lớn khi vừa giành Giải Đặc biệt VinFuture 2023 dành cho Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới và tạp san khoa học của Mỹ American Jounal Scientist tuyên bố hormon GLP-1 là thành tựu khoa học lớn nhất để giải quyết vấn đề về béo phì và tiểu đường.
Giáo sư Whittingham: Chúng ta phải chung tay làm “sạch” thế giới của mình

Giáo sư Whittingham: Chúng ta phải chung tay làm “sạch” thế giới của mình

Hạnh phúc khi nhận cú đúp sau khi được vinh danh tại giải Nobel 2019 với phát minh ra nguyên lý hoạt động của pin Lithium-ion và lần này là Giải thưởng chính VinFuture, Giáo sư Whittingham cho rằng đây là lợi thế để các chính trị gia bắt đầu lắng nghe và đón nhận ý kiến của các nhà khoa học nhiều hơn. Ông nhấn mạnh, thời điểm này chúng ta cần làm "sạch" thế giới của mình khi việc sử dụng năng lượng tái tạo đang gây ra nhiều vấn đề môi trường.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao Giải thưởng Chính VinFuture cho 4 nhà khoa học.

Chân dung 4 nhà khoa học đoạt Giải thưởng Chính VinFuture 2023 3 triệu USD

Với các phát minh liên quan đến sản xuất năng lượng xanh bằng pin mặt trời và lưu trữ pin bằng pin Lithium-ion, 4 nhà khoa học đoạt Giải thưởng Chính VinFuture 2023 đều có đột phá chung sức tạo nên cuộc cách mạng về năng lượng xanh bền vững cho thế giới hiện tại.
Giáo sư Võ Tòng Xuân: "Mơ ước lớn nhất đời tôi là giúp người nông dân bớt khổ"

Giáo sư Võ Tòng Xuân: "Mơ ước lớn nhất đời tôi là giúp người nông dân bớt khổ"

Nhà khoa học Việt Nam đầu tiên vừa được vinh danh tại Giải VinFuture 2023 - Giáo sư Võ Tòng Xuân tâm sự, ông sẽ trích phần thưởng để lập quỹ học bổng, mục tiêu thứ nhất là hỗ trợ các em theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu về nông nghiệp để tiếp tục giúp người dân Việt Nam bớt khổ và mục tiêu thứ hai sẽ phổ cập hóa song ngữ tại các trường phổ thông Việt Nam.
Các nhà khoa học tham gia phiên tọa đàm ngày 18/12.

Trước thềm trao giải VinFuture 2023: Áp lực từ các đề cử vô cùng lớn

Số lượng các đề cử giải VinFuture mùa thứ 3 đã tăng gấp gần 3 lần cho thấy uy tín và tầm vóc của giải thưởng cũng như sự quan tâm của các nhà khoa học thế giới dành cho VinFuture. Các thành viên Hội đồng giải thưởng năm nay đánh giá các đề cử rất tuyệt vời và điều đó tạo áp lực lớn cho các thành viên.
Các chuyên gia tham gia tại phiên thảo luận.

Giảm thiểu sai sót của AI cần sự chung tay của con người

Chiều 19/12 diễn ra phiên tọa đàm cuối của Tuần lễ Khoa học-Công nghệ VinFuture 2023 với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo: Tiềm năng đột phá và thách thức”. Những nhà khoa học danh tiếng hàng đầu trong lĩnh vực AI đã trao đổi về việc tận dụng những tiềm năng của công nghệ này một cách có trách nhiệm và bền vững.
Giáo sư Susan Solomon.

Giáo sư Susan Solomon: "Tôi mong được chứng kiến thời điểm lỗ thủng tầng ozone biến mất"

Giáo sư Susan Solomon (Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ) là nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực hóa học khí quyển, với những đóng góp đột phá giúp mở rộng hiểu biết của nhân loại về hiện tượng suy giảm tầng ozone và vai trò của chất chlorofluorocarbons (CFC) trong quá trình đó. Tại Tuần lễ Khoa học-Công nghệ VinFuture, bà có những chia sẻ về hành trình tìm ra lỗ thủng tầng ozone và bày tỏ hy vọng mình còn đủ sức khỏe để chứng kiến lỗ thủng này dự kiến biến mất vào năm 2050.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng giải thưởng chính VinFuture năm 2022 cho nhóm tác giả công nghệ mRNA.

Giáo sư Cullis: "Nhiều liệu pháp điều trị hiệu quả nhờ công nghệ mRNA"

Giáo sư Pieter Cullis, đồng Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture mùa 1 cho hay, trên thế giới có nhiều liệu pháp điều trị hiệu quả sử dụng công nghệ mRNA như sản xuất vaccine chống mọi loại cúm, ứng dụng trong liệu pháp tế bào miễn dịch CAR-T điều trị ung thư hay chỉnh sửa gene.
Giải thưởng Chính VinFuture 2022 vinh danh các tầng phát minh đột phá trong việc kết nối công nghệ mạng toàn cầu.

Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture: Công nghệ mạng toàn cầu sẽ “tái định hình” thế giới hậu đại dịch

Theo Giáo sư Sir Richard Henry Friend, VinFuture vinh danh các nhà nghiên cứu đã tạo ra Công nghệ mạng toàn cầu không chỉ bởi những gì phát minh vĩ đại này mang lại cho nhân loại trong hiện tại, mà còn bởi vì Công nghệ mạng toàn cầu có tiềm năng khổng lồ trong việc thay đổi tương lai của thế giới hậu đại dịch.
Giáo sư Thalappil Pradeep.

"Cha đẻ" công nghệ tạo ra 1 lít nước sạch chỉ với 7 đồng chia sẻ về công trình đạt giải VinFuture

Nhờ hệ thống lọc nước nhiễm asen và kim loại nặng, giá một lít nước sạch chỉ bằng 0,0003 USD, tương đương với 7 đồng Việt Nam. Đây là những nỗ lực mang đến nguồn nước sạch với chi phí thấp của Giáo sư Thalappil Pradeep vừa được vinh danh tại giải thưởng VinFuture. 
Bốn nhà khoa học nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2022.

Công nghệ mạng toàn cầu đã được thiết lập như thế nào?

Tối 20/12, công nghệ mạng toàn cầu với sự đóng góp của 5 nhà khoa học đã nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2022 trị giá 3 triệu USD. Từ lâu, mạng toàn cầu đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống người dân trên toàn thế giới, nhưng không phải ai cũng biết nó được thiết lập nên như thế nào?
Chúng tôi tiếp tục chế tạo “giếng khí” để thu thập nước từ Thung lũng chết

Chúng tôi tiếp tục chế tạo “giếng khí” để thu thập nước từ Thung lũng chết

Gần một năm sau ngày đứng trên bục vinh danh của Giải thưởng VinFuture mùa đầu tiên, Omar Yaghi - vị giáo sư nổi tiếng là cha đẻ của “siêu vật liệu” khung hữu cơ-kim loại (MOFs) đã có dịp trải lòng sau cột mốc đáng nhớ của cuộc đời về bước tiến trong nghiên cứu của ông. Vị giáo sư nổi tiếng với nghiên cứu “lấy nước từ không khí” cũng bày tỏ sự mong đợi rằng: Giải thưởng VinFuture sẽ là chìa khóa để nâng tầm học thuật và xa hơn là nâng tầm giá trị xã hội.
Giáo sư Zhenan Bao: Lấp hố sâu bất bình đẳng giới trong khoa học

Giáo sư Zhenan Bao: Lấp hố sâu bất bình đẳng giới trong khoa học

"Tôn vinh những nghiên cứu, phát minh có tính ứng dụng cao; thu hẹp “hố sâu” bất bình đẳng trong khoa học, công nghệ - những tiêu chí khác biệt này khiến Giải thưởng VinFuture nhanh chóng tạo được tiếng vang trong giới khoa học toàn cầu chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt". Đó là chia sẻ của Giáo sư Zhenan Bao, chủ nhân giải Đặc biệt dành cho Nhà khoa học nữ của VinFuture mùa đầu tiên với phát minh da diện tử, trước thềm Lễ trao giải lần thứ hai.
Từ VinFuture, các nhà khoa học đã hiểu hơn về một Việt Nam đang mạnh mẽ vươn ra thế giới

Từ VinFuture, các nhà khoa học đã hiểu hơn về một Việt Nam đang mạnh mẽ vươn ra thế giới

"VinFuture là 1 giải thưởng hào phóng và ý nghĩa, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Trước đây, tôi chưa từng nghĩ có thể có một giải thưởng lớn như thế từ Việt Nam". Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Katalin Kariko, người đã giành Giải thưởng cao nhất của VinFuture mùa 1. Bà cũng kể về những thay đổi lớn sau 1 năm được vinh danh trong chia sẻ dưới đây với phóng viên.
GS Omar M. Yaghi cầm trên tay mô hình phân tử để giải thích về vật liệu MOFs.

Người phát minh vật liệu MOFs "bẫy" nước, CO2 từ không khí

Nhà khoa học người Mỹ gốc Jordan Omar M. Yaghi đã nghiên cứu thành công vật liệu mới mà những lỗ rỗng của khung vật liệu này có thể "bẫy" được nước và CO2 trong không khí, giúp cung cấp nước sạch mọi lúc mọi nơi để con người có thể tự chủ về nguồn nước và loại bỏ khí thải, giảm ô nhiễm môi trường.

Bà Katalin Kariko, mẹ đẻ của công nghệ mRNA tại lễ trao giải. Ảnh: TRẦN HẢI

Chuyện chưa biết về ba nhà khoa học nhận giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture

Tối 20/1, cả khán phòng tại Nhà hát Lớn, Hà Nội đã vỡ òa khi tên của ba nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada), những người đứng sau công nghệ gốc vaccine mRNA được xướng lên. Với công nghệ này, hàng tỷ liều vaccine đã được sản xuất nhanh chóng để cứu sống hàng triệu người trong đại dịch Covid-19. Họ xứng đáng được vinh danh trong mùa đầu tiên của VinFuture - giải thưởng lấy mục tiêu khoa học phụng sự nhân loại làm tiêu chí.