Giáo sư Martin Green:

Nhà khoa học vĩ đại - Giáo sư Martin Green với phát minh đột phá trong việc sản xuất năng lượng xanh bằng pin mặt trời với công nghệ Bộ phát thụ động và Tiếp điểm phía sau (PERC), mở rộng khả năng ứng dụng của pin mặt trời đánh giá cao Việt Nam có thế mạnh về năng lượng mặt trời và nên tiếp tục phát triển nguồn năng lượng này trong tương lai.

Giáo sư Martin Green - Đại học New South Wales, Australia đã có những chia sẻ thú vị ngay sau được vinh danh tại giải thưởng Chính VinFuture 2023.

NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI LÀ GIẢI PHÁP PHẢI CHĂNG ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Phóng viên: Xin ông chia sẻ về con đường đến với nghiên cứu khoa học của mình?

Giáo sư Martin Green: Tôi thích làm việc kỹ thuật điện tử và đó là ngành đầu tiên tôi học tại Úc và tiếp theo tôi học phi điện tử. Sau đó tôi quan tâm sao không chuyển hướng sang một ngành có tác động xã hội lớn hơn. Thời điểm năm 1973, ở Israel đang có chiến tranh, phát sinh nhu cầu tìm kiếm nguồn năng lượng mới trong đó có năng lượng mặt trời. Từ đó tôi chuyển từ ngành điện tử sang mặt trời.

Phóng viên: Ban đầu các đơn vị tiếp nhận nghiên cứu của ông như thế nào?

Giáo sư Martin Green: Thật ra thời đểm tôi bắt đầu nghiên cứu năng lượng chủ yếu quan tâm và kỳ vọng nhều hơn năng lượng hạt nhân nên vì sao tôi nghiên cứu năng lượng mặt trời. Nhưng phần lớn mọi người thấy không triển vọng vì năng lượng mặt trời không phải nguồn có thể tạo ra nguồn điện lớn với giá phải chăng. Thời điểm đó, chi phí sản xuất ra năng lượng mắt trời đắt đỏ nên họ coi đây là dự án quá tham vọng và không triển vọng.

Khi ấy điện hạt nhân quá hot và triển vọng lớn. Trong khi đó, điện mặt trời chỉ như con bọ chét trên lưng con voi vậy.

Phóng viên: Lĩnh vực mới nào cũng gặp khó khăn và ông đã vượt qua những khó khăn ấy như thế nào?

Giáo sư Martin Green: Đúng như thế. Ban đầu nhiều người hoài nghi và khó chấp nhận. Sự thay đổi diễn ra từ từ khi công nghệ phát triển. Khi đó, người ta cũng dần dễ chấp nhận hơn và không kháng cự nữa. Hiện tại phần lớn doanh nghiệp trong ngành điện lực cho là năng lượng mặt trời có thể tạo ra sản lượng lớn giá phải chăng. Thậm chí chi phí còn rẻ hơn trong tương lai.

Như vậy, từ ý kiến viển vông thì bây giờ, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư và cạnh tranh sản xuất năng lượng mặt trời. Họ cho đây là năng lượng sẽ phát triển và chiếm tỷ trọng lớn trong các quốc gia tới năm 2050.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao Giải thưởng chính VinFuture 2023 cho 4 nhà khoa học: Giáo sư Martin Andrew Green (Australia), Giáo sư Stanley Whittingham (Mỹ), Giáo sư Rachid Yazami (Maroc) và Giáo sư Akira Yoshino (Nhật Bản), với phát minh đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh thông qua việc sản xuất bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin Lithium-ion.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao Giải thưởng chính VinFuture 2023 cho 4 nhà khoa học: Giáo sư Martin Andrew Green (Australia), Giáo sư Stanley Whittingham (Mỹ), Giáo sư Rachid Yazami (Maroc) và Giáo sư Akira Yoshino (Nhật Bản), với phát minh đột phá kiến tạo nền tảng bền vững cho năng lượng xanh thông qua việc sản xuất bằng pin mặt trời và lưu trữ bằng pin Lithium-ion.

Phóng viên: Khi dự án nghiên của ông được ghi nhận, ông nghĩ gì về điều này?

Giáo sư Martin Green: Khi thấy dự án của mình được chấp nhận thì tôi vô cùng vui mừng. Công sức mình bỏ ra đã xứng đáng và đã đơm hoa kết trái. May mắn là công nghệ đã phát triển kịp thời khi thời điểm ta đang phải gia tăng nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu và công nghệ giúp ta có được nguồn điện với giá phải chăng.

Nhiều năm trước mọi người nghĩ phải đầu tư đắt đỏ để có thể ứng phó với biến đổi khí hậu nhưng với năng lượng mặt trời ta đã có giải pháp phải chăng để ứng phó.

Phóng viên: Năng lượng mặt trời ngày xưa bị coi là bọ chét thì nay đã khác. Liệu năng lượng mặt trời có thể thống trị không?

Giáo sư Martin Green: Nếu chọn thì đảo ngược lại thì bây giờ năng lượng mặt trời là con voi, còn năng lượng khác là bọ chét.

Tôi nghĩ, triển vọng thì tới 2040 dự đoán nguồn cung năng lương là mặt trời. Ở các nước như Australia, khi công nghệ phát triển thì 2030 dự kiến tỷ trọng năng lượng mặt trời trong lưới điện đã là cao nhất.

Hiện tại, công nghệ chuyển dịch được khắc phục nhanh chóng, lắp đặt cũng nhanh và dễ hơn. Tôi tin là trong tương lai phần lớn nguồn cung sơ cấp trên thế giới từ năng lượng mặt trời.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời của Tập đoàn TH True milk.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời của Tập đoàn TH True milk.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời của Tập đoàn TH True milk.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời của Tập đoàn TH True milk.

Item 1 of 2

Hệ thống điện năng lượng mặt trời của Tập đoàn TH True milk.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời của Tập đoàn TH True milk.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời của Tập đoàn TH True milk.

Hệ thống điện năng lượng mặt trời của Tập đoàn TH True milk.

VIỆT NAM ĐANG CÓ LỢI THẾ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Phóng viên: Ông quan tâm và tìm hiểu gì về điện mặt trời tại Việt Nam?

Giáo sư Martin Green: Trước khi tới Việt Nam, tôi cũng không cần nghiên cứu nhiều vì năm 2019, Việt Nam là quốc gia nổi lên có tỷ lệ tiêu thụ và lắp đặt điện mặt trời lớn thứ 5 thế giới. Tới năm 2020, Việt Nam đứng thứ 3 chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Tôi biết thông tin trên và thấy tỷ lệ ứng dụng điện mặt trời tại Việt Nam phát triển tốc độ nhanh thế nào.

Từ năm 2020 tới 2021, Việt Nam nằm trong top 10 có tỷ lệ hệ thống điện mặt trời lắp đặt lớn nhất thế giới. Trong tương lai, khi nhu cầu tăng cao, Việt Nam hoàn toàn có thể dựa vào năng lượng mặt trời thay vì hóa thạch để đáp ứng năng lượng điện một cách bền vững.

Giáo sư Martin Andrew Green bày tỏ vinh dự được nhận Giải thưởng chính của VinFuture 2023, đồng thời gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà khoa học đã có đóng góp vào việc thúc đẩy chuyển dịch sang năng lượng xanh.

Giáo sư Martin Andrew Green bày tỏ vinh dự được nhận Giải thưởng chính của VinFuture 2023, đồng thời gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà khoa học đã có đóng góp vào việc thúc đẩy chuyển dịch sang năng lượng xanh.

Phóng viên: Ông có lời khuyên gì cho người sử dụng và cơ quan quản lý Việt Nam?

Giáo sư Martin Green: Bên cạnh là nước có tỷ lệ lắp đặt hệ thống điện mặt trời lớn, Việt Nam còn là quốc gia có sản lượng sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn bậc nhất. Đó là bước tiến mạnh mẽ của Việt Nam. Lời khuyên của tôi là các bạn nên tiếp tục phát huy đi theo đường hướng này.

Phóng viên: Ông có lời khuyên gì với các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam đang nghiên cứu theo hướng này?

Giáo sư Martin Green: Với các nhà nghiên cứu trẻ thì lĩnh vực năng lượng mặt trời là một trong những ngành công nghiệp lớn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong các thập kỷ tới. Khi đó sẽ có nhiều thách thức khó khăn đòi hỏi nhiều công trình nghiên cứu.

Khi lưới điện thay đổi, từ lệ thuộc hóa thạch sang mặt trời không chỉ cần nghiên cứu học thuật mà còn cần sản phẩm cho doanh nghiệp để khắc phục nhược điểm. Đây là sẽ miền đất nghiên cứu màu mỡ tạo ra nhiều triển vọng cho các bạn.

Tiết mục biểu diễn Liên khúc Quan họ Bắc Ninh "Bèo dạt mây trôi và Người ơi người ở đừng về" tại Lễ trao giải VinFuture 2023.

Tiết mục biểu diễn Liên khúc Quan họ Bắc Ninh "Bèo dạt mây trôi và Người ơi người ở đừng về" tại Lễ trao giải VinFuture 2023.

Các thành viên Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture 2023.

Các thành viên Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture 2023.

Item 1 of 2

Tiết mục biểu diễn Liên khúc Quan họ Bắc Ninh "Bèo dạt mây trôi và Người ơi người ở đừng về" tại Lễ trao giải VinFuture 2023.

Tiết mục biểu diễn Liên khúc Quan họ Bắc Ninh "Bèo dạt mây trôi và Người ơi người ở đừng về" tại Lễ trao giải VinFuture 2023.

Các thành viên Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture 2023.

Các thành viên Hội đồng Giải thưởng và Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture 2023.

Phóng viên: Đây là mùa thứ 3 giải VinFuture. Ông quan tâm như thế nào tới giải thưởng này?

Giáo sư Martin Green: Thật ra năm 2022, tại Nhật Bản tôi đã có cơ hội gặp chủ nhân giải VinFuture mùa 1. Họ mô tả cho tôi một bằng ngôn ngữ tích cực với giải thưởng. Nên tôi thấy được sự thành công của các đồng nghiệp với giải thưởng này.

Phóng viên: Ông nghĩ gì khi được mời tới VinFuture 2023 và được vinh danh tại giải thưởng năm nay?

Giáo sư Martin Green: Cá nhân tôi vui khi biết tin nhận được lời mời sang Việt Nam để tham dự giải thưởng. Đây là cơ hội tuyệt vời gặp gỡ tương tác với các nhà khoa học trong đó có nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel.

Đây là lần 4 nhưng lần gần nhất là 20 năm trước tôi sang Việt Nam, khoảng năm 2004. Tôi hy vọng có cơ hội được gặp các nhà khoa học trong lĩnh vực này và mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai. Tôi vô cùng vinh dự được nhận giải thưởng Chính của Vinfuture 2023. Tôi xin gửi lời cảm ơn nhà khoa học tại đây và nhà khoa học khắp nơi trên thế giới, những người đã nỗ lực giúp chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng bền vững hơn.

Xin cảm ơn Giáo sư Martin Green!

Việc cải tiến hiệu suất của pin mặt trời đã mở ra kỷ nguyên sản xuất năng lượng tái tạo hiệu quả, góp phần thúc đẩy một thế giới công bằng và bền vững. Công nghệ pin mặt trời silicon đã được nhiều nhà khoa học khắp nơi phát triển trong suốt nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, các loại pin mặt trời hiện đại có hiệu suất cao đều dựa vào công nghệ Bộ phát thụ động và Tiếp điểm phía sau (PERC) do nhóm của Giáo sư Martin Green tiên phong phát triển.

Nhóm nghiên cứu của ông đã nâng cao đáng kể hiệu suất của pin mặt trời, mở đường cho việc sử dụng năng lượng mặt trời một cách rộng rãi hơn. Những cải tiến bao gồm việc giảm thất thoát photon năng lượng bằng cách sử dụng gương phản xạ bề mặt phía sau, kết hợp lớp điện môi và lớp kim loại mỏng để giảm sự hấp thụ photon.

Ngoài ra, họ đã phát triển các kỹ thuật thụ động bề mặt sau, sử dụng các lớp điện môi hoặc cấu trúc dị hợp để giảm tổn thất sóng mang. Các phát kiến này đã dẫn đến sự phát triển vượt bậc của công nghệ Bộ phát thụ động và Tiếp điểm phía sau (PERC), giúp tối ưu hóa hiệu suất của pin mặt trời và chứng minh tính khả thi của việc kết hợp các công nghệ tiên tiến này vào sản xuất hàng loạt.

Ngày xuất bản: 21/12/2023
Tổ chức: HỒNG VÂN
Thực hiện: THIÊN LAM
Trình bày: NGỌC BÍCH
Ảnh: THÀNH ĐẠT