Chiều 17/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt và tuyên dương các tập thể, cá nhân trong đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiều 17/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt Đoàn công tác Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã tham gia cứu nạn, cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng dự có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Tính đến ngày 6/3, Trung ương Hội Chữ thập Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ và cam kết ủng hộ của các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân hơn 12 tỷ đồng và hàng hóa bao gồm áo ấm, chăn ấm, áo phông.
Thảm hoạ động đất lịch sử đã đi qua một thời gian, những vết thương mất mát đã dần nguôi ngoai. Đây cũng là lúc những nụ cười của các em bé Thổ Nhĩ Kỳ và Syria trở lại. Sự sống mới đang dần hồi sinh trên mảnh đất này.
Thay vì tổ chức ngày kỷ niệm 8/3 như bình thường, năm nay, chị Nguyễn Ngọc Nga và một nhóm các cô dâu người Việt đã quyết định dành tất cả kinh phí để tặng lại cho những người dân mất hết nhà cửa sau thảm họa động đất đang sinh sống tạm tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Vài ngày sau thảm họa động đất, Mehmet Tahir Ikiler, Giám đốc nghệ thuật một nhà hát tại Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) bắt đầu tự mình lái xe đi dọc 11 tỉnh vùng tâm chấn. Tại từng địa phương, ông dừng lại rất lâu để biểu diễn múa rối và kể cho lũ trẻ nghe nhiều câu chuyện cổ tích với hy vọng sẽ chữa lành phần nào những tâm hồn bé bỏng.
Khi tòa nhà bắt đầu rung lắc dữ dội, cảnh sát Turgay Mardin tại thị trấn Nurdagi vội vã bật dậy. Anh lao về phòng lũ trẻ, ôm chặt chúng rồi nằm úp xuống sát thành giường đúng theo hướng dẫn. Chung quanh, mọi thứ chao đảo, chòng chành. Tiếng đổ vỡ vang lên khắp nơi.
"Tôi không gặp sự bi quan, than vãn ở những người mà tôi gặp gỡ. Họ đã sẵn sàng bước tiếp và tin vào tương lai. Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong cam kết của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khi tuyên bố sẽ tái thiết, phục hồi các vùng thảm họa trong vòng 1 năm", Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải trả lời Báo Nhân Dân.
Hàng triệu người dân bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ đang ở tập trung trong các thành phố "lều trại" để bảo đảm an toàn. Họ phải tập làm quen với một cuộc sống với những nhịp sinh hoạt hoàn toàn khác.
Trong "thành phố lều tạm" mới được dựng nên ngay bên cạnh đống đổ nát cũ của thị trấn Nurdag, tỉnh Gaziantep (Thổ Nhĩ Kỳ), một cuộc sống mới đã được bắt đầu. Giữa nỗi đau và mất mát, những mầm hy vọng cũng đang dần vươn lên.
Rất nhiều người may mắn còn sống sót ở 10 tỉnh đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đang phải sống tạm trong các lều trại, container được dựng lên trong các sân vận động. Một số khác lại lựa chọn ở trong những chiếc ô-tô vốn để vận chuyển hằng ngày. Với họ, đây đều là những vùng xanh an toàn hơn rất nhiều so với nơi ở cũ.
Sau trận động đất lịch sử tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2, rất nhiều người may mắn còn sống sót ở 10 tỉnh đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đang phải sống tạm trong các lều trại, container được dựng lên trong các sân vận động. Một số khác lại lựa chọn ở trong những chiếc ô-tô vốn để vận chuyển hằng ngày.
Đã hơn 2 tuần trôi qua kể từ trận động đất kinh hoàng rạng sáng 6/2 khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, một nhịp sống tại Hatay đã dần hình thành. Những điều tưởng chừng như bất thường lại trở thành bình thường ở vùng đất Cực nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Sáng 24/2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ tuyên dương Đoàn công tác Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Hơn 2 tuần sau trận động đất lịch sử khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ, người dân Hatay đã bắt đầu bước vào giai đoạn tái thiết thành phố mới.
Là nơi có nhiều di tích mang dấu ấn văn minh thời cổ đại, thế nhưng Antakya (Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ) lại vừa bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất kinh hoàng. Những nhà thờ cổ kính, giáo đường Hồi giáo hàng thiên niên kỷ, dãy phố cổ bên dòng Orentes hiền hòa… tất cả đều bị đổ sập và vùi lấp trong niềm luyến tiếc của cả nhân loại.
Những ngày qua, bằng tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, các sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã dấn thân tham gia hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, được cộng đồng quốc tế, Chính phủ, nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao.
Theo kế hoạch, sáng 24/2, Bộ Quốc phòng sẽ tổ chức Lễ tuyên dương lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tiếp nhận ủng hộ (Đợt 1) của các đơn vị, doanh nghiệp với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng, để gửi tới người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Sau những ngày đối mặt với thảm họa động đất kinh hoàng, người dân Thổ Nhĩ Kỳ tại những khu vực lưu trú tạm thời mong mỏi sự giúp đỡ để có thể phần nào quay trở lại cuộc sống trước kia. Ghi nhận của nhóm phóng viên Truyền hình Nhân Dân tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Được đánh giá là mũi nhọn tấn công quan trọng nhất trong chiến dịch 10 ngày đêm cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, 6 chú chó nghiệp vụ mang tên Ê Py, Javo, Pocka, Or Tơ, Vat và Tôm Pa chính là lực lượng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trên đất bạn.
Đoàn cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo cứu trợ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trước giờ Đoàn cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam lên đường về nước, tại Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ), phóng viên Báo Nhân Dân đã phỏng vấn Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam), Trưởng Đoàn cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ.
Được đánh giá là mũi nhọn tấn công quan trọng nhất trong chiến dịch 10 ngày đêm cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, 6 chú chó nghiệp vụ mang tên Ê Py, Javo, Pocka, Or Tơ, Vat và Tôm Pa chính là lực lượng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trên đất bạn.
Sau hơn 10 ngày thực hiện nhiệm vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn Cứu nạn, cứu hộ Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức rời Thổ Nhĩ Kỳ về nước. Đoàn đã để lại hình ảnh đẹp về một Việt Nam nhân văn, nhân ái và hết lòng vì bạn bè quốc tế.
"Những người thân các nạn nhân có mặt tại hiện trường đã ôm lấy đoàn Việt Nam rồi òa khóc. Họ bảo rằng: Cám ơn các bạn đã tìm giúp người thân cho chúng tôi. Nhìn cảnh ấy, không ai bảo ai, anh em cũng đều chảy nước mắt", Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Trưởng Đoàn cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trả lời phóng viên Báo Nhân Dân tại Hatay, ngày 22/2.
Theo Đại sứ Đỗ Sơn Hải, thông điệp gửi đến cộng đồng quốc tế là Việt Nam không chỉ là một thành viên có trách nhiệm mà là thành viên có năng lực để thực hiện trách nhiệm đó ở mức cao nhất.
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ khẳng định, số hàng viện trợ là tình cảm, sự sẻ chia của nhân dân, đất nước và Bộ Quốc phòng Việt Nam trước những mất mát vô cùng to lớn của nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.
Số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất hôm 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã lên hơn 46.000 người, riêng tại Thổ Nhĩ Kỳ là hơn 41.000 người. Con số này dự kiến còn tăng khi có khoảng 385.000 căn hộ chung cư tại Thổ Nhĩ Kỳ bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng, nhiều người còn mất tích.
Trưởng Đoàn Ngoại giao tại Việt Nam, Đại sứ Palestine Saadi Salama đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo quốc tế, cụ thể là tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ.