Bước vào năm học 2022-2023, tỉnh Lạng Sơn đang thiếu gần 1.700 giáo viên so với định mức để đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy tại 670 trường học với gần 207.000 học sinh, sinh viên.
Ngày 16/9, trong phiên họp thường kỳ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã thống nhất, dành nguồn chỉ tiêu biên chế được phân bổ để ưu tiên tuyển dụng những giáo viên hợp đồng đủ điều kiện vào biên chế. Trong đó, ưu tiên tối đa chỉ tiêu biên chế được bổ sung để tuyển dụng giáo viên mầm non hợp đồng.
Trước thực trạng thiếu giáo viên, nhất là ở các huyện miền núi, tỉnh Quảng Ngãi giao Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh và các địa phương liên quan chủ động, nghiên cứu triển khai hiệu quả các giải pháp bảo đảm số lượng, chất lượng giáo viên cho năm học mới 2022-2023 và các năm học sau ở các huyện miền núi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý trong xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành giáo dục từ năm 2021 đến 2025, các địa phương ưu tiên tuyển dụng, tiếp nhận đối với giáo viên tiếng Anh, tin học cấp tiểu học.
Bước vào năm học 2022-2023, câu chuyện thiếu giáo viên vẫn đang khiến các địa phương đứng trước nhiều thách thức, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học, nhất là khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (năm 2018). Để khắc phục tình trạng bất cập này, ngành giáo dục cần có lộ trình, giải pháp mang tính dài hơi.
Bước vào năm học mới, tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền trung vẫn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập, giảng dạy của thầy và trò.
Bước vào năm học 2022-2023, tình trạng thiếu giáo viên ở Cao Bằng càng trở nên trầm trọng. Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ năm học này, môn tin học và tiếng Anh là môn học bắt buộc với học sinh lớp 3. Thiếu giáo viên, trong đó, giáo viên 2 môn học tiếng Anh và tin học càng thiếu nhiều, nhiều địa phương xuất hiện tình trạng “giật gấu, vá vai”, vẫn không đủ giáo viên đứng lớp.
Mặc dù đã bước vào năm học mới, song tình trạng thiếu giáo viên tại Phú Thọ đang gây nhiều khó khăn trong công tác dạy và học. Ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ đã đề ra nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, bảo đảm chất lượng dạy và học, nhất là việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình vừa có ý kiến chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên của các cấp học; sử dụng biên chế tăng thêm theo quy định để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại các cơ sở giáo dục, sớm ổn định để bước vào năm học mới đạt hiệu quả cao.
Đã cận kề ngày khai giảng năm học mới 2022-2023 nhưng ngành giáo dục tỉnh Long An đang gặp khó khăn về trường lớp quá tải, thiếu trên 1.000 giáo viên đứng lớp ở các cấp học.
Sáng 23/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn thiếu 1.260 chỉ tiêu biên chế giáo viên, nhân viên sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Chủ động khắc phục khó khăn do thiếu nhân lực triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp, từng bước bù lấp “khoảng trống” này.