“Sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định”

“Sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định”

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải (ảnh) trong cuộc trao đổi với Báo Nhân Dân cuối tuần chung quanh vấn đề tiến độ triển khai Dự án khai thác khu Trung tâm mỏ Bình Minh (KTKTTMBM). Như vậy, những người dân thuộc cụm dân cư 3, 4, 5, 6, khu Đồi Chè (phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) sẽ tiếp tục phải chờ đợi để được chuyển đến nơi ở mới an toàn hơn.

Giáo dục giới tính cho con

Con gái tôi lên 9 tuổi, đang học lớp ba. Cháu học bán trú, sau bữa trưa các bảo mẫu đã sắp xếp chỗ ngủ cho các cháu ngay tại lớp học. Thế nhưng một hôm tôi bỗng giật mình khi nghe con kể rằng, ở lớp có những buổi trưa các bạn nam ngủ chung với các bạn nữ. Sau đó, do lo ngại những điều không hay có thể xảy ra, tôi cùng một số phụ huynh gặp cô giáo đề nghị bố trí cho các con trai và gái phải ngủ riêng. Đề nghị ấy đã được giải quyết.

Tuy nhiên, gần đây tôi thấy cháu có những câu hỏi về giới tính khiến tôi hơi sốc, do nghĩ nó vượt quá độ tuổi tìm hiểu của con. Tôi phải nói chuyện với con về vấn đề giới tính ở độ tuổi này ra sao?

NGỌC THI (…678@yahoo.com.vn)

Làm bạn với sách

Con trai tôi đang học tiểu học. Ngay từ khi cháu biết đọc, biết viết, vợ chồng tôi đã mua cho cháu rất nhiều truyện tranh. Nhưng mỗi lần mang sách mới về là mỗi lần tôi thấy nản khi nhìn con đón nhận sách trong sự thờ ơ. Dẫu biết việc hướng cho con yêu thích đọc sách là một trong những biện pháp giáo dục con trẻ hiệu quả, song tôi vẫn chưa tìm ra cách để con thích và tự giác đọc sách?

Minh Lài
(minh1412…@gmail.com)

Có nên treo thưởng với con ?

Hai cháu nhỏ nhà tôi đều đang học cấp hai. Các cháu ngoan, học khá. Thế nhưng, thời gian gần đây các cháu bỗng sinh tính nhõng nhẽo, mỗi lần đạt một thành tích trong học tập nào đó khá hơn trước lại đòi bố mẹ mua những món quà yêu thích, như gấu bông, hay máy tính bảng, khiến tôi không vui.

Áp lực trong gia đình trẻ

Vợ chồng tôi có một con nhỏ lên hai tuổi. Để đến được với nhau, tôi và anh ấy đã mất gần ba năm trời để vượt qua sự ngăn cản của gia đình. Vậy nhưng ngay từ năm thứ nhất chung sống, xung đột đã xuất hiện. Anh ấy trở nên bảo thủ, không lắng nghe tôi, độc đoán quyết định mọi chuyện nuôi dạy con. Sự thất vọng về chồng cứ lớn dần, chúng tôi thường xuyên cãi vã nên cuộc sống gia đình rất nặng nề.

Tuổi mới lớn đối diện xung đột

Thời gian gần đây, có những ngày tôi cảm giác mình bị đầu độc đến bải hoải khi liên tục nhận được chia sẻ qua Facebook những clip các nữ sinh hùa nhau đánh một nữ sinh khác, hay clip trẻ bị bạo hành thậm chí bị làm nhục. Tôi đã không dám xem hết, có clip chỉ kịp lướt qua thôi đã buồn đến thắt ruột, và có lúc uất ức đến phát khóc.

Tôi là người mẹ, cũng có con trai, con gái ở độ tuổi các nạn nhân bị quay lại trong clip. Tôi tự hỏi không biết đến bao giờ những vụ bạo hành trong học sinh như thế chấm dứt để những người làm cha mẹ không còn cảm giác bất an, lo lắng?

Thúy Hiền (phoxua…@gmail.com)

Sống tuổi già hạnh phúc

Vợ chồng tôi đều là công chức nhà nước nay đã về hưu. Hai chúng tôi sức khỏe vẫn còn khá, thường giúp vợ chồng con trai lớn chăm nom hai cháu nhỏ, đưa đón các cháu đi học, bảo ban học hành. Thời gian gần đây, cô con dâu của tôi có trò chuyện đại ý: Bố mẹ đã có tuổi cần dành thời gian nghỉ ngơi, sống tuổi già ý nghĩa, tụi con không thể để ông bà kiêm vai bố mẹ mãi được.

Khi con phạm điều cấm kị

Con trai tôi vừa lên lớp 10, cháu học khá, song điều tôi thấy phiền lòng là không biết do đua bạn hay học đòi cháu xăm trổ một số hình ảnh nhí nhố ở cổ tay. Cũng bởi những hình xăm này, con tôi cùng một số đứa bạn của cháu năm học này suýt bị một ngôi trường từ chối nhận vào học.

Học cách đối diện khó khăn

Con trai vào lớp một, hôm họp phụ huynh nhiều cha mẹ có con theo học bán trú như tôi kiến nghị: Các cháu tuổi còn nhỏ, nhờ cô giáo bữa trưa cháu nào lười ăn thì bón cơm hộ, cháu nào khó ngủ nhờ cô vỗ về… Tôi để ý thấy mỗi lần nghe kiến nghị của các cha mẹ, cô giáo lại nở nụ cười, không nói gì. Cuối buổi hôm ấy cô giải thích, nhiều năm đứng lớp dạy học sinh lớp một, cô chưa bao giờ bón cơm, hay ru ngủ cho một học trò nào. Song cô có những biện pháp để các trò không chỉ tự ăn, tự ngủ mà còn đối mặt với nhiều khó khăn khác bằng sự tự lập khi không có cha mẹ bên cạnh.

Có nên chuyển việc?

Chồng tôi đang làm việc cho một công ty nước ngoài, thu nhập cao nhưng công việc chịu quá nhiều áp lực, căng thẳng. Thời gian gần đây anh có ý định chuyển việc đến một công ty có thu nhập chỉ còn bằng một phần hai hiện tại, nhưng bù lại, công việc đúng chuyên môn và hợp với tính cách, sở thích của anh.

Vượt qua áp lực “chạy đua” thành tích

Con trai lớn của tôi vừa học hết lớp ba, cháu học không giỏi nhưng chăm ngoan. Gần đây mỗi lần đến cơ quan, ngoài công việc ra, chủ đề mà mọi người thường đưa ra bàn luận, kể với nhau nghe là chuyện học hành, thành tích của con cái. Tôi thấy những ông bố, bà mẹ có con học giỏi, đạt thành tích tốt thì hãnh diện, tự hào còn bố mẹ nào có con cái kém cỏi thì ca thán, ước ao. Tâm trạng của tôi cũng không mấy được vui do cảm thấy con mình thua kém.

Vượt qua cú sốc trượt đại học

Con trai tôi sau kết thúc kỳ thi trung học phổ thông vừa qua tính khí bỗng thay đổi. Cháu lầm lì, ít nói, cũng hạn chế tiếp xúc với bạn bè. Sở dĩ tính cháu trở nên thất thường là do bất mãn vì kết quả thi không tốt và cháu tin rất khó đậu vào đại học năm nay.

Thoát ra thế giới ảo

Con gái lớn nhà tôi học lớp 8, cháu có “tật” khó bỏ đó là suốt ngày đeo tai nghe, trò chuyện cùng bạn bè qua thế giới mạng đến nỗi nhiều khi bố mẹ đứng cạnh nói gì cũng không nghe, không biết. Nhiều lần nhắc nhở, khuyên con ít lướt web liền bị con phản đối, khiến vợ chồng tôi cảm thấy rất đau đầu.

Giúp con sống tự tin

Vừa rồi trong chuyến du lịch hè, tôi được tiếp xúc với một số cháu độ tuổi 10 -12, thấy các cháu giao tiếp trước đám đông rất thoải mái, tự tin. Điều này khiến tôi cứ suy nghĩ và thắc mắc là tại sao các con của tôi cũng ở tuổi ấy nhưng lại chưa mạnh dạn, tự nhiên trong giao tiếp như vậy.

Thậm chí cháu lớn nhà tôi đã lên cấp ba rồi vẫn còn rụt rè, thụ động. Tôi phải làm gì để giúp các con sống tự tin hơn?

Phong Vân

(Tuyên Quang)

Tâm thế cho con vào lớp 1

Bạn Kim Hiền thân mến!
Nhiều bậc cha mẹ thường có tâm lý muốn con học tốt hơn, giỏi hơn, không thua kém bạn bè nên cho con học chữ trước. Nhưng, chính việc học chữ trước trong nhiều trường hợp lại khiến hiệu quả học của con thấp hơn do trẻ luôn có cảm giác đã biết hết những điều cô giáo dạy trên lớp. Từ đó trẻ chủ quan, không tập trung học, hoặc tự cho mình là giỏi nên không có nhu cầu lắng nghe. Ngược lại, cũng có những trẻ, do bị bố mẹ ép học quá sớm nên căng thẳng, sợ học, dần dần trở nên tự ti, rất có hại cho sự phát triển sau này. Điều quan trọng, nếu ép trẻ học trước sẽ khiến trẻ bị mất cơ hội vui chơi để rèn luyện cơ thể, kỹ năng sống, những điều rất cần thiết cho trẻ khi vào lớp 1.

Chọn cho mình con đường sẽ đi

Mười hai năm đèn sách cháu đã từng trải qua nhiều kỳ thi. Cháu đã lượng được sức học của mình. Và điều quan trọng nhất, cháu đã chăm chỉ học hành để không phụ công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo cũng như sự yêu thương chăm sóc của bố mẹ. Chính vì sự chăm chỉ học hành mà cháu đã nhận ra sức học của cháu rất bình thường. Khi đăng ký dự thi cháu chỉ muốn đăng ký thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT nhưng bố mẹ cháu không đồng ý. Bố mẹ cháu muốn cháu phải đỗ đại học. Để bố mẹ hài lòng cháu đã làm theo ý nguyện của bố mẹ. Càng gần đến ngày thi cháu càng lo sợ. Nỗi lo lớn nhất của cháu chính là sự thất vọng của bố mẹ khi cháu không đỗ được đại học. Ch&aacu

Khi niềm tin bị đánh mất

Cách đây hai mươi năm mẹ tôi yêu một người đàn ông. Khi biết mẹ đang mang giọt máu của mình, người đó đã lặng lẽ rời xa, không một lời giải thích. Mẹ bỏ về quê sinh con, được bà ngoại động viên, an ủi, mẹ đã nuôi tôi nên người, sau đó cả gia đình chuyển lên thành phố sinh sống. Từ đó mẹ có định kiến với đàn ông, luôn cảnh báo tôi những tình huống xấu có thể gặp nếu có mối quan hệ với chàng trai nào đó. Tôi thấy hoang mang và đôi lúc rơi vào tâm trạng không có niềm tin.

Thiên Lý (Đà Nẵng)

Giúp con bồi đắp yêu thương

Vợ chồng tôi có hai con nhỏ hơn mười tuổi. Các cháu học giỏi, gia đình yên ấm, nhưng vợ chồng lập nghiệp tại Hà Nội, hai quê nội, ngoại đều ở xa, nên tôi thường thấy thiếu thốn tình cảm. Vì điều kiện công tác và phụ thuộc vào lịch học tập của các cháu nên mỗi năm chúng tôi chỉ có thể cùng các con về thăm ông bà dịp lễ Tết hay nghỉ hè. Song gần đây tôi bắt đầu cảm giác lo lắng khi nhận ra các con không mặn mà chuyện về quê, cũng như thiếu quan tâm tới các mối quan hệ họ hàng. Nghĩ đến chuyện đó, tôi thấy buồn lòng và chưa biết phải dạy bảo con ra sao?

Phan Thị Hường

(huongphan… @gmail.com)

Nối sợi dây tình cảm với con

Vợ chồng tôi sống với nhau có một con trai gần hai tuổi, nay đã ly hôn. Chuyện ly hôn của chúng tôi diễn ra trong sự đồng thuận, đó là một thuận lợi để tôi thường xuyên qua lại thăm con.

Con trai tập tành hút thuốc

Chồng tôi là người nghiện thuốc lá. Tôi thấy khổ tâm vì chuyện này, bởi bản thân không chịu nổi mùi thuốc lá.

Tôi đã nhiều lần động viên chồng, cùng anh lên kế hoạch cai thuốc nhưng không thành.

Người già trái tính

Bố vợ tôi năm nay 72 tuổi. Vợ tôi là con gái duy nhất của ông. Trước đây vợ chồng sống riêng, nhưng từ ngày mẹ vợ mất, chúng tôi dọn về ở chung để tiện phụng dưỡng ông.Vậy nhưng, cũng từ ngày đó, không ít lần tôi bị stress. Ông là người thích chơi cờ, nhưng nếu lần nào tôi thắng ông sẽ vô cớ nổi nóng, và đã nhiều lần không kìm được cơn giận ông đuổi tôi ra khỏi nhà. Có những lần cả nhà cùng xem ti-vi, rồi bình luận một sự kiện kênh truyền hình vừa phát, chúng tôi vô tình trái với ý kiến ông, ông cũng nổi giận, như thể tôi vừa gây ra tội bất hiếu.

Khích lệ con học bằng tiền?

Con gái tôi năm nay chín tuổi, cháu chưa thật sự có ý thức học hành. Ngoài ra cháu cũng chểnh mảng các môn ngoại khóa như đàn, vẽ và ngại đọc sách. Thời gian vừa rồi, theo gợi ý của một chị bạn tôi đã ra điều kiện cho con là mỗi lần được điểm cao, đọc xong một cuốn sách hoặc kiên trì chơi đàn sẽ được mẹ thưởng một khoản tiền nhỏ.

Như cánh vạc bay

Như cánh vạc bay

Đó là tên một nhạc phẩm nổi tiếng được lấy làm chủ đề của đêm nhạc tưởng nhớ 15 năm Ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời xa “cõi tạm”. Chương trình sẽ diễn ra vào 20 giờ các ngày 1, 2, 3 - 4 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trong không gian sang trọng và ấm cúng này cùng với những giọng ca đã rất quen thuộc như: cô “Bống” Hồng Nhung, diva Thanh Lam, ca sĩ Tùng Dương, ca sĩ Quang Dũng, Ban nhạc Anh em còn có giọng hát trong trẻo của ca sĩ trẻ Miu Lê sẽ không chỉ tái hiện mà còn làm mới những xúc cảm âm nhạc cho công chúng yêu Trịnh.

Khi trẻ nhút nhát

Con trai tôi năm nay học lớp 1. Cháu học hiểu bài, nhưng không khi nào chịu giơ tay phát biểu. Lý do chính là cháu rụt rè, nhút nhát. Từ trước cháu đã không chịu xuất hiện giữa đám đông nếu không có bố hay mẹ đi cùng, do vậy trước khi vào lớp 1 tôi đã phải chuẩn bị tâm lý cho con rất nhiều. Song, bây giờ đã vào học kỳ hai mà cháu vẫn chưa mạnh dạn.

Để có ý thức sống lành mạnh

Bố em là người thành công trong công việc, thu nhập khá cao. Song bố thường đi công tác xa nhà, có đợt nửa năm bố mới về nhà. Mẹ em chỉ ở nhà nội trợ. Điều khó hiểu là mẹ thờ ơ với con cái và mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Mỗi lần bố ở nhà, bố mẹ cũng ít khi trò chuyện thân tình với nhau. Điều em thấy lo lắng và buồn hơn là đứa em trai 15 tuổi không chăm chỉ học hành, em phát hiện em mình lại thường xuyên chơi lô đề, cờ bạc.

Thú vui của mẹ, nỗi buồn của con

Cách đây tám năm, mẹ em vì lý do sức khỏe phải về hưu sớm. Cũng không rõ nguyên cớ từ đâu, sau khi nghỉ hưu ở nhà, thời gian rảnh rỗi mẹ thường giao lưu với những người bạn ham mê cờ bạc, rồi dần dà bị sa đà vào các cuộc đỏ đen. Mỗi buổi đi học về em đều chứng kiến cảnh mẹ và các bác mải mê “xòe quạt” quên cả ăn uống, suốt từ trưa đến tận khuya.

Làm gì trước áp lực mùa thi?

Năm nay em học lớp 11, chỉ còn hơn một năm nữa sẽ tham gia các đợt thi tuyển vào đại học. Kỳ vọng của bố mẹ là em vào được Trường đại học Y, không được thì Học viện Quân y. Bởi vậy, bố mẹ tạo điều kiện cho em chỉ mỗi việc là học.

Học lực em bình thường, vì vậy em luôn lo sợ sang năm không đỗ đại học. Em chỉ mong có thể nói lên được suy nghĩ của mình với bố mẹ nhưng không thể cất lời vì không dám phụ sự kỳ vọng của gia đình.

Thanh Mai (Hà Nội)

Làm người cha tốt

Tôi lập gia đình cách đây 5 năm. Vợ chồng tôi nay có cậu con trai lên ba tuổi và cô con gái vừa tròn hai tháng. Yêu con, nhưng do công việc thường xuyên đi công tác xa, nên tôi không có nhiều thời gian ở bên con. Mỗi lần xa vợ con, với tôi khoảng thời gian ấy thật dài.

Dạy con bằng đòn roi, có nên?

Tôi có hai con trai, cháu bé sáu tuổi và cháu lớn chín tuổi. Các cháu rất nghịch ngợm và mẹ nói ít khi nghe lời ngay. Ngày nghỉ ở nhà với hai con tôi mệt lử vì nhắc nhở hết chuyện nọ tới chuyện kia như đi dép vào nhà, ném quần áo, sách vở tứ tung căn phòng, thằng lớn trêu chọc thằng nhỏ… Vài tuần cô giáo lại cho biết trong lớp cháu quậy phá nhiều, làm ảnh hưởng đến các bạn. Lần gần đây nhất là cháu chín tuổi ném hỏng cặp của bạn gái cùng lớp, khiến tôi phải muối mặt đến nhà cô bạn kia xin lỗi và mua đền cặp mới. Bữa đó về tôi đã đánh cháu một trận khiến người hàng xóm phải chạy sang can ngăn. Đó không phải là lần đầu ti&

Nô-en tình yêu

Tôi và cô bạn gái gần nhà chơi thân với nhau từ hồi học tiểu học. Chính vì vậy sau này lớn lên, mỗi khi người bạn gặp khó khăn, đã luôn “lây” sự mất ngủ cho tôi. Bạn ấy yêu chàng trai làm cùng cơ quan. Tình yêu của họ đã trải qua rất nhiều sóng gió, rào cản lớn nhất chính là sự ngăn cấm từ phía bố mẹ chàng trai. Bố mẹ chàng trai cho rằng, giữa hai người không hợp tuổi nhau. Song bằng sự quyết tâm và tình yêu chân thành họ đã vượt qua khó khăn. Chàng trai đã cầu hôn bạn tôi vào đúng ngày lễ Nô-en. Bố mẹ chàng trai cũng đã đồng ý để đôi bạn trẻ tổ chức lễ cưới hồi đầu năm.

back to top