Bác sĩ Nguyễn Viết Đồng (đứng giữa) luôn sâu sát kiểm tra, đôn đốc công việc của bệnh viện.

Bác sĩ “chữa bệnh” cho bệnh viện

Nếu ai đã từng đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh (BV) trước năm 2011, có dịp quay trở lại, sẽ thấy được sự thay đổi toàn diện cả về cơ sở vật chất và chất lượng khám, chữa bệnh. Nhiều người dân Hà Tĩnh nói, đó là điều kỳ diệu. Và người đã tạo nên điều kỳ diệu ấy là Bác sĩ chuyên khoa (BSCK) II Nguyễn Viết Đồng, Giám đốc BV.

Trịnh Thị Hân đến với một em nhỏ thiệt thòi ở Hà Giang.

Giữ ấm cho ước mơ

Cuộc sống của cô gái Trịnh Thị Hân, quê ở xã Vân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) quá nhiều thiệt thòi. Bố mẹ mất khi cả bốn chị em đều quá nhỏ, niềm khao khát hạnh phúc và chia sẻ tình cảm đã thôi thúc cô lên đường, tiếp sức cho những mảnh đời thiếu khuyết...

Quá tải vì công việc, nhưng chính tiếng cười trẻ thơ đã giúp bác sĩ Trương Hữu Khanh có thêm nhiều động lực làm việc và cống hiến.

Bác sĩ của tuổi thơ

Suốt 30 năm qua, bác sĩ Trương Hữu Khanh gắn bó với Nhi khoa như một định mệnh. Nhiều công trình nghiên cứu của ông đã góp phần ngăn chặn hiệu quả những căn bệnh hiểm nghèo. Ông được trìu mến nhắc đến với cái tên: Bác sĩ của tuổi thơ!

Cô Đặng Thị Bích Thảo với những học trò “đặc biệt”.

Hồi sinh nụ cười cho trẻ thiệt thòi

Hơn 20 năm trước, cô giáo trẻ Đặng Thị Bích Thảo “rẽ ngang”, về dạy lớp học sinh chuyên biệt đầu tiên của trường tiểu học Bình Minh (Hà Nội). Đang từ cô giáo dạy học sinh phổ thông, chuyển sang tiếp nhận những học sinh chậm chạp, tăng động... cô sốc lắm. Không ít đận, vì quá chán nản cô định rời bỏ, nhưng rồi, lòng thương những đứa trẻ thiệt thòi đã níu cô ở lại.

MC Hạnh Phúc gặp gỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Giá trị của hạnh phúc

Luôn bận bịu với công việc, và luôn nở nụ cười hút hồn người khác. Nhưng trong sâu thẳm, chàng MC điển trai Hạnh Phúc vẫn luôn đầy trăn trở. Từ khi điều trị dứt điểm căn bệnh ung thư, anh hiểu: Để có hạnh phúc trọn vẹn phải không ngừng vươn lên, và không ngừng chia sẻ yêu thương với những hoàn cảnh éo le.

Hạt muối mặn cho đời

Hạt muối mặn cho đời

Tại Hội nghị Biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2016 vừa được tổ chức tại Cần Thơ cuối tháng 7, lương y Đào Viết Thoàn ở xã An Quý (Quỳnh Phụ, Thái Bình) gây sự chú ý không chỉ bởi sự nỗ lực vượt lên thương tật, mà còn tạo nên nhiều sản phẩm có chất lượng, trở thành lương y chữa bỏng nổi tiếng giúp được nhiều người bệnh trọng.

Lương y Bình chấp nhận sống nghèo vì người khác.

Nỗi nhọc nhằn tự nguyện

Dường như số phận đã “kết nối” ông với những phận đời éo le, nên ông Đỗ Thanh Bình ở thôn Đoàn Kết, xã Tịnh Ấn Đông (TP Quảng Ngãi) không nghĩ nhiều đến cuộc sống còn rất vất vả của mình. Luôn sẵn sàng chữa bệnh không lấy tiền, nếu có được chút thu nhập, ông lại dành để trao cho những mảnh đời khốn khổ.

Trong căn nhà nhỏ, ông miệt mài với sách vở, còn bà thì lấy việc được chăm sóc ông làm niềm vui.

Hạt bụi kinh kỳ

Sức hút của Thủ đô nước ta không chỉ là những tòa cao ốc hiện đại hay công trình hoành tráng. Cái đằm chất Hà Nội là nhờ phảng phất đâu đó dấu tích của kinh thành nghìn tuổi, và những “hạt bụi” khuất lấp phận người nhưng vẫn cứ lung linh theo một cách riêng, lặng lẽ.

Khi có ước mơ

Khi có ước mơ

Luôn có nhiều con đường để mỗi con người chọn lựa làm hướng đi của mình. Với Tạ Khắc Tiến, chọn được con đường làm ăn chân chính để nuôi sống gia đình mình, đã là điều không đơn giản. Và cũng bởi đã thấu trải nhiều nhọc nhằn của cuộc sống, nên anh chọn hướng mở lòng, luôn sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ những người khó khăn, vất vả hơn mình.

Anh Ninh (bên phải) luôn nhiệt huyết truyền đi cảm hứng về văn hóa đọc đến với cộng đồng.

Gieo mầm phúc

Anh nhận về sự hỗ trợ từ cộng đồng và vượt qua số phận. Từ đó càng thấm thía sự sẻ chia quan trọng thế nào đối với mỗi con người lúc khó khăn, nên anh đã tích cực đi gieo mầm phúc dù cuộc sống của anh chưa vơi bớt nhọc nhằn. Trần Phước Ninh ở thị trấn Nam Phước (Duy Xuyên, Quảng Nam), thêm một lần khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái trong cuộc đời.

 “Bệnh tật hành hạ thể xác, chứ không thể cướp đi cảm xúc của con người. Trường hợp xấu nhất, đó là thứ quý giá nhất tôi còn lại”.

Thắp lửa để thức tỉnh lương tâm

Trần Lập luôn coi những ước mơ là các bậc thang, muốn hoàn thành được các ước mơ, ta phải đi, phải cố gắng. Khi vấp phải những thử thách, anh không né tránh mà chọn cách đối mặt. Từ khi được công chúng biết đến, cho đến lúc nhẹ bước rời xa cõi tạm, anh luôn sống với tinh thần của một chiến binh, luôn khát khao truyền cảm hứng đến mọi người, đến cuộc đời…

Ông Harold Chan Soo York (người thứ hai, từ phải sang) trong lễ khánh thành khu nội trú dành cho trẻ em bị nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin.

Một trái tim nhân ái không biên giới

Người đàn ông với vóc dáng nhỏ bé, đôi mắt sáng và nụ cười ấm áp ấy đã chân thành sẻ chia với những người mẹ, người bà đang từng ngày vượt lên nỗi đau quá lớn để chăm sóc, nuôi dưỡng những đứa con không lành lặn. Ông là Harold Chan Soo York (73 tuổi), một doanh nhân người Xin-ga-po (Singapore), đã đến và mang theo phép màu để giúp đỡ, hỗ trợ các em nạn nhân chất độc da cam/dioxin Đà Nẵng.

Bao năm trời, tiếng đàn vẫn chẳng chịu già đi…

Thắp lửa từ cây đàn ghi-ta

Nhiều người yêu âm nhạc thủ đô Hà Nội còn nhớ thời “hoàng kim” của nhóm “Thất cầm” gồm bảy nghệ sĩ chơi ghi-ta từ năm 1973, mà Phạm Văn Phúc là thành viên. Ông coi tiếng đàn là phương thuốc hữu hiệu để “xoa dịu” những đắng cay của cuộc đời. Bằng sự tận tụy, cần mẫn, ông miệt mài “khai tâm”, truyền tình yêu cuộc sống cho không ít bạn trẻ từng ngụp lặn trong bi quan, chán nản để trở lại thành người có ích.

Chàng trai có “trái tim Đan-cô”

Chàng trai có “trái tim Đan-cô”

Trong truyện ngắn Bà lão Idecghin, nhà văn Marxim Gorki đã dựng lên hình tượng chàng Đan-cô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người. Hành động hy sinh vì đồng loại ấy chỉ có trong văn chương sách vở - tôi đã luôn nghĩ như thế cho đến khi gặp Tạ Ngọc Vân, một vị luật sư mang trái tim nóng ấm đã bao năm âm thầm “đơn thương độc mã” lao vào hang hùm miệng sói để giải cứu gần 500 trẻ em và phụ nữ là nạn nhân của bọn buôn người.

“May mắn có mặt trong cuộc đời, em chẳng muốn mình bị lãng quên như hạt cát vô danh”.

“Vầng trăng khuyết” rạng ngời

Cuộc đời đã không mỉm cười với em, nhưng cô gái nhỏ Nguyễn Thị Thanh Hoa (ở Thanh Chương, Nghệ An) đã luôn nở nụ cười tươi, lạc quan và ấm áp. Hơn cả một nghị lực vượt lên hoàn cảnh, cô không chỉ sống cho mình, mà còn mang tiếng cười tỏa lan trong cuộc sống…

Nương tựa vào nhau, những người phụ nữ kém may mắn này đang cùng tìm lại niềm vui sống cho mình và người thân.

Phía sau “cơn bão”

Cơn sốt đào vàng quét qua thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ, Thái Nguyên) cách đây đã hơn chục năm, nhưng hậu quả nặng nề của nó thì vẫn đang gây nên những nỗi đau nhức nhối cho nhiều cuộc đời, nhiều thân phận. Nương tựa vào nhau, gắng gỏi sống, những phận đời kém may mắn ấy đã tạo được cho nhau niềm hy vọng, về một ngày mai…

Chỉ còn chút hơi sức để cố, bà Quế cũng quyết chăm sóc bà Anh thật chu toàn.

“Điều tốt cho đi...”

Tôi đến căn phòng trọ vẻn vẹn chục mét vuông nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Công Trứ (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) khi cơn mưa lớn vừa ập xuống. Trong căn phòng nhỏ đó, bà Quế đang bón từng muỗng cơm nhỏ cho bà Anh, thi thoảng lại lấy tay xoa lên gương mặt đầy nếp nhăn của người bạn già. Hai người đàn bà ở cái tuổi ngoài 70 ấy đang nương tựa vào nhau, vượt qua những tháng ngày mưu sinh vất vả.

“Con đẻ, con nuôi gì, no đói gì cũng chịu cùng nhau!”.

Bốn bàn tay không mỏi

Cuộc sống bộn bề khốn khó, kiếm cái ăn nuôi gia đình mình cũng đã đủ khiến nhiều người mướt mồ hôi. Vậy mà, đôi vợ chồng nghèo với bốn đứa con ấy đã cưu mang cả chục người dưng bệnh tật, ốm yếu.

Thụy Mười (giữa) và hai bạn diễn.

Chuyện của “Nữ hoàng vai phụ”

Trải qua hàng trăm vai diễn phụ, được tặng biệt danh “Nữ hoàng vai phụ” và chịu không ít bạc bẽo từ nghề, nhưng diễn viên Thụy Mười vẫn đứng vững trên sân khấu. Bệnh tật đã không làm chị gục ngã, mà chị đã vượt lên để có thể khóc cười với những nhân vật của mình.

Băng nhóm của Hứa Văn Trưởng trước vành móng ngựa.

Ngăn chặn tận gốc nạn buôn bán người

Hình ảnh những xóm làng hoang vắng, những người phụ nữ không dám ngẩng mặt lên, những em bé ngơ ngác vì mất mẹ, thật ám ảnh… nơi những bản vùng cao Hà Giang. Bi kịch đến từ sự nhẹ dạ, từ cảnh nghèo cơ cực của người phụ nữ, đáng sợ hơn là từ lòng tham của những kẻ sẵn sàng biến con người trở thành món hàng.

Dù đi lại khó khăn nhưng Tân vẫn miệt mài với những hành trình thiện nguyện.  

Người ăn xin dám sống

Khuôn mặt khắc khổ, khó nhọc lắm mới nói được những tiếng ú ớ, nhưng nắng cũng như mưa, Nguyễn Minh Tân vẫn gò mình trên chiếc xe lăn gom nhặt từng đồng tiền lẻ. Tân đi xin đấy, nhưng chẳng phải cho mình mà để dành cho những mảnh đời bất hạnh. Anh lặng lẽ kết nối lòng tốt của người đời.

Với ông Trần Nhật Ninh, việc tiếp nhận và hướng dẫn về nghề cho các công nhân trẻ có hoàn cảnh đặc biệt là một cách để tri ân với cuộc đời.

Đón nhận để trả ơn cuộc đời

Xưa tuổi thơ ông Trần Nhật Ninh nghèo khó, cũng đã từng hư, nhưng biết gắng lên và làm lại từ đầu. Bây giờ, ông mở rộng vòng tay đón các trẻ em hư về dạy nghề, coi như con. Khi vượt qua bản ngã để đón nhận, và mở ra một cánh cửa mới để các em có thể nắm lấy tương lai - nghĩa là mình đã làm được một việc nghĩa.

Chị Huệ lặng lẽ sống cùng với ký ức về một tình yêu đẹp.

Bông xuyến chi bất tử

Hiếm có người phụ nữ nào lại chung tình như chị. Tình yêu nảy mầm trong lửa đạn, rồi vĩnh viễn bị cắt chia bởi sự nghiệt ngã của chiến tranh. Hơn 40 năm qua, chị một mình lặn lội khắp các chiến trường xưa để tìm hài cốt người yêu. Lặng lẽ sống, và nhận về mình phần nước mắt, với chị, cuộc đời dường như vẫn thật nhiều ý nghĩa…

Anh Thắng (bên phải) hướng dẫn cách nấu nướng cho nhân viên.

Vươn lên từ lầm lỡ

Chỉ vì một phút “cả giận mất khôn”, Hoàng Văn Thắng đã phải đánh đổi bằng mấy năm tù giam. Ra tù, với nghị lực vươn lên làm lại cuộc đời, anh đã thành ông chủ nhà hàng kiêm xưởng gỗ, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Bà Tân bên vườn hoa nhỏ của mình, sau khi đã hoàn tất công việc làng xóm.

Sống để trả nợ đời

Vướng vòng lao lý do sự lầm lỗi của bản thân, rồi lại nhận tiếp giông tố cuộc đời khi chưa kịp gượng dậy, thế nhưng, người phụ nữ ấy đã gắng gỏi sống, lấy yêu thương để hóa giải nỗi đau, làm lại cuộc đời. Bà là Tống Thị Minh Tân, Trưởng thôn Nhiêu Thị, xã Tiên Hưng, huyện Lục Nam (Bắc Giang).

Anh Lò Văn Ơn (đứng giữa) đã nhận ra giá trị cuộc sống từ đôi tay lao động.

Khát vọng từ đôi tay

Không chỉ thành tâm hối cải để tự cứu bản thân, Lò Văn Ơn còn trở thành "chiếc phao cuộc đời" thả xuống với nhiều người từng ngụp lặn trong lầm lỡ. Những đôi bàn tay lao động ở xưởng mộc của gia đình Ơn phần nào cũng đã mang tới cho vùng "rốn" ma túy Bon Phặng (huyện Thuận Châu, Sơn La) thêm một chút bình yên.

back to top