Người dân giải nhiệt cạnh đài phun nước Quảng trường Trafalgar trong đợt nắng nóng kỷ lục, London, Anh. (Ảnh: REUTERS)

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ qua và tiếp tục đối mặt mùa hè nắng nóng gay gắt. Liên hợp quốc cảnh báo rằng, đồng hồ đang đếm ngược và thế giới không thể chậm trễ hơn khi chỉ còn hai năm để hành động cứu hành tinh xanh.
Những người di cư đứng trên tàu đánh cá tại cảng Paleochora trong chiến dịch giải cứu ngoài khơi đảo Crete, Hy Lạp, ngày 22/11/2022. Ảnh: REUTERS

Sự đồng thuận quan trọng của EU

Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua 10 điều luật nhằm cải cách chính sách di cư và tị nạn của Liên minh châu Âu (EU). Đây được đánh giá là sự kiện lịch sử, bước ngoặt quan trọng nhằm tăng cường đoàn kết cũng như trách nhiệm của các nước thành viên EU trong việc tìm “chìa khóa” cho vấn đề người di cư, một trong những thách thức lớn của khu vực.
Công nhân làm việc tại một nhà máy ở Martorell, Tây Ban Nha. (Ảnh REUTERS)

Châu Âu trước thách thức thiếu hụt lao động

Các quốc gia châu Âu đang nỗ lực tìm cách thu hút lao động nhập cư và khuyến khích sinh đẻ, trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm và số lượng người cao tuổi gia tăng, kéo theo tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng. Theo Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) Ylva Johansson, EU cần thêm khoảng một triệu người nhập cư hợp pháp mỗi năm để bù đắp cho lực lượng lao động đang già đi của khối này.
Ảnh minh họa. Nguồn: AFP/TTXVN

Quan hệ Ấn Độ và châu Âu đạt bước tiến lớn

Sau các cuộc đàm phán kéo dài 16 năm, Ấn Ðộ và Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA), gồm những nước không thuộc Liên minh châu Âu (EU) là Iceland, Na Uy, Liechtenstein và Thụy Sĩ, đã ký Hiệp định Ðối tác kinh tế và thương mại (TEPA). Là hiệp định thương mại hiện đại đầu tiên của Ấn Ðộ với một nhóm nước phát triển, (TEPA đánh dấu bước tiến lịch sử trong quan hệ đối tác giữa Ấn Ðộ và EFTA.
Số lượng người cao tuổi tăng cao là một thách thức lớn với Italia. Ảnh REUTERS.

Châu Âu nỗ lực giải bài toán già hoá dân số và tỷ lệ sinh giảm

Tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm là một thách thức với sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia châu Âu, kéo theo nhiều hệ lụy như thiếu lao động, áp lực gia tăng với hệ thống chăm sóc sức khỏe... Các nước đang nỗ lực tìm biện pháp thích ứng nhằm tận dụng lợi ích mà già hóa dân số mang lại, đồng thời khuyến khích sinh đẻ.
Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh ESA)

Châu Âu tăng tốc trong cuộc đua công nghiệp vũ trụ

Tại Hội nghị thượng đỉnh về không gian vừa diễn ra, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã đạt được bước tiến đáng kể khi tạo động lực tái khởi động ngành công nghiệp vũ trụ khu vực sau một thời gian bị đình trệ. Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang tăng tốc trên cuộc đua khám phá không gian, châu Âu không muốn bị chậm chân trong ngành công nghiệp quan trọng này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Động lực hạ nhiệt lạm phát của châu Âu

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhận định, lạm phát của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục hạ nhiệt. Đây là những tín hiệu tích cực trong lộ trình thực hiện mục tiêu đưa lạm phát tại Eurozone về mức mục tiêu 2%. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tiềm ẩn rủi ro khi căng thẳng tại Trung Đông, đình công tại các nhà máy sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Australia và tình trạng Trái đất ấm lên là những yếu tố có thể cản trở nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở thành phố Nice của Pháp. (Ảnh Reuters)

Tín hiệu tích cực từ cuộc chiến chống lạm phát tại châu Âu

Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) vừa công bố số liệu cho thấy, tăng trưởng kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) giảm trong quý III năm 2023. Tuy nhiên, lạm phát của Eurozone trong tháng 10 đã xuống mức thấp nhất trong hai năm. Cuộc chiến chống lạm phát có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng, song EU tin có thể hoàn thành mục tiêu đưa lạm phát xuống 2%.
Các đại biểu dự phiên họp toàn thể sáng 24/10 tại Đại học Đà Nẵng. (Ảnh ANH ĐÀO)

Hợp tác toàn diện giữa Liên minh các trường Đại học Châu Âu và Đại học Đà Nẵng

Sáng 24/10, tại Đà Nẵng, diễn ra Phiên họp toàn thể giữa Đại học (ĐH) Đà Nẵng và Liên minh các trường ĐH Châu Âu Ulysseus (Ulysseus European University - Liên minh Ulysseus). Sự kiện nhằm mục tiêu triển khai hợp tác toàn diện, hiệu quả và lâu dài với Liên minh Ulysseus, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, thúc đẩy các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Pin năng lượng mặt trời được lắp tại một đồn điền ở Đức. (Ảnh REUTERS)

Châu Âu tăng tốc chuyển đổi năng lượng

Trong nỗ lực thực hiện cam kết của Liên minh châu Âu (EU) giảm 55% lượng khí thải ròng vào năm 2030 so với mức ghi nhận năm 1990 và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, Đức và Pháp đang tăng tốc chuyển đổi năng lượng sạch. Tại Diễn đàn Năng lượng Đức-Pháp lần thứ 6, hai nền kinh tế lớn của châu Âu đã khẳng định hợp tác thúc đẩy phát triển hydro, cũng như các cam kết chuyển đổi năng lượng.
Hạ viện Bỉ thông qua Nghị quyết hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Hạ viện Bỉ thông qua Nghị quyết hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Với tỷ lệ phiếu ủng hộ tuyệt đối, Hạ viện Bỉ vừa thông qua Nghị quyết hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Theo TTXVN, trong phiên họp toàn thể Nghị viện dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hạ viện Eliane Tillieux, các nghị sĩ đã nghe các ý kiến giải trình về nghị quyết này. Ông André Flahaut, nghị sĩ liên bang, đã trình bày lý do vào tháng 12/2021, ông đã đệ trình lên Nghị viện Liên bang một nghị quyết hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam.
Người mua hàng tại một phố mua sắm sầm uất ở Hamburg, ngày 3/12/2022. (Ảnh: REUTERS)

Bức tranh ảm đạm của nền kinh tế Đức

Số liệu sơ bộ của Cục Thống kê liên bang Đức vừa công bố cho thấy, giá tiêu dùng ở Đức vẫn ở mức cao nhưng lạm phát của nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang tiếp tục có xu hướng giảm mạnh và trong tháng 9 đã xuống mức thấp nhất kể từ khi cuộc xung đột bùng phát ở Ukraine. Đây là tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống lạm phát ở Đức nói riêng và châu Âu nói chung. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ lo ngại chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang đè nặng lên hoạt động kinh tế của châu lục do làm giảm nhu cầu về tín dụng, cản trở đầu tư và tiêu dùng. Kinh tế Đức giảm mạnh kéo đà tăng trưởng của khu vực đi xuống.