Cần quy định cụ thể về thiết bị an toàn cho trẻ trên ô-tô

NDO - Ngày 26/9, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp Trung tâm Tư vấn sức khỏe và Phát triển cộng đồng (CHD) và Quỹ Phòng, chống thương vong châu Á (Quỹ AIP) tổ chức hội thảo chuyên đề khoa học “Đề xuất phương án về quy định bảo vệ trẻ em trên xe ô-tô”.
0:00 / 0:00
0:00
Quang cảnh Hội thảo.
Quang cảnh Hội thảo.

Trẻ em có quyền được bảo vệ trên xe ô-tô khi tham gia giao thông là thông điệp được các đại biểu nhất trí và ủng hộ. Các chuyên gia cũng đề xuất các quy định về quy định sử dụng thiết bị an toàn phù hợp trẻ em theo độ tuổi...

Quy định lỏng lẻo

Mới đây, vào ngày 14/7, tại Nam Định, đã xảy ra một vụ tai nạn thương tâm: xe ô-tô 4 chỗ di chuyển từ thành phố Nam Định về xã Hợp Hưng, đến khu vực ngã tư Đại An và xã Hợp Hưng đã bị va chạm với xe tải. Trên ô-tô có 4 người (gồm 2 phụ nữ và 2 bé gái nhỏ). Qua xác minh ban đầu, 2 bé gái là con của nữ tài xế. Cú va chạm mạnh đã khiến nữ tài xế và 1 cháu bé tử vong.

Trước đó, vào ngày 24/2/2021, tại Lâm Đồng, một ô-tô 7 chỗ trong quá trình đổ đèo, đã bị va chạm trực diện vào lan can bê-tông. Vụ tai nạn khiến 4 người trong gia đình trên ô-tô bị thương nặng. Dù được đưa đến Bệnh viện II Lâm Đồng (thành phố Bảo Lộc) cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, cháu L.T.H. (7 tuổi) đã tử vong trên đường.

Cần quy định cụ thể về thiết bị an toàn cho trẻ trên ô-tô ảnh 2

Việt Nam chưa có quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em ngồi trên xe ô-tô, trong khi có khoảng 23% phương tiện lưu thông để trẻ em ngồi ghế trước một mình, 19,2% xe có trẻ ngồi ghế trước chung với người lớn, dù đây là vị trí rất nguy hiểm với các bé.

Đây là 2 trường hợp tai nạn ô-tô xảy ra gây thương vong, thiệt hại về tính mạng đối với trẻ em do không có thiết bị bảo vệ trẻ em trên ô-tô.

Ở Việt Nam, vấn đề tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn giao thông đường bộ là mối quan tâm hàng đầu của Chính phủ và toàn xã hội. Trong xu hướng sở hữu ô-tô là hết sức cần thiết.

Cho đến thời điểm này, Việt Nam chưa có quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em ngồi trên xe ô-tô, trong khi có khoảng 23% phương tiện lưu thông để trẻ em ngồi ghế trước một mình, 19,2% xe có trẻ ngồi ghế trước chung với người lớn, dù đây là vị trí rất nguy hiểm với các bé.

Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, cả nước hiện đã có hơn 1.800km cao tốc, nhiều đoạn tuyến cho phép phương tiện được chạy với tốc độ 100-120 km/giờ, nhiều tuyến quốc lộ cũng được đầu tư, nâng cấp, đạt vận tốc 80-90 km/giờ.

“Trong bối cảnh số lượng phương tiện ô-tô chưa phát huy tác dụng đối với trẻ em”, ông Minh thông tin.

Cần quy định cụ thể về thiết bị an toàn cho trẻ trên ô-tô ảnh 3

Tiến sĩ Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phát biểu ý kiến.

Cần bổ sung quy định chặt chẽ

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Việt Cường, Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phòng chống chấn thương (Đại học Y tế Công cộng) cho biết, thời gian qua, phương tiện ô-tô chiếm tỷ lệ 9%, sau Covid-19 tăng lên 11%. Trong khi đó, xu hướng các gia đình trẻ đã chọn sống ở ngoại vi thành phố và ngày ngày di chuyển vào nội đô làm việc với quãng đường khá xa.

Ông Phạm Việt Cường cho hay, tình trạng trẻ em ngồi ghế trước ô-tô ở Hà Nội có sử dụng thiết bị an toàn, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 1,1% xe sử dụng, còn tại Đà Nẵng chiếm 0%.

Trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ (tháng 8/2023), tại Điều 9 khoản 3 đã đề xuất: “Trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô-tô theo dự thảo này.

Xét về góc độ bảo vệ trẻ em, căn cứ cân nặng và chiều cao của trẻ em Việt Nam từ 1 đến 12 tuổi theo chuẩn Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng theo khuyến nghị của WHO về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô-tô cá nhân có trách nhiệm bảo đảm thực hiện các quy tắc này.

Cần quy định cụ thể về thiết bị an toàn cho trẻ trên ô-tô ảnh 4

Bà Trần Xuân Hằng, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) kiến nghị bổ sung các quy định liên quan thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô-tô.

Bà Trần Xuân Hằng, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho rằng, cần phải bổ sung các quy định liên quan đến thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô-tô cá nhân phải có thiết kế thông dụng để lắp đặt, sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em. Đối với trẻ dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em.

Tương tự, đại diện các tổ chức liên quan cũng kiến nghị bổ sung mức xử phạt trong nghị định với mức phạt ít nhất là từ 4-6 triệu đồng với hành vi không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp khi chở trẻ em trên ô-tô con cá nhân nhằm đảm bảo mức phạt cao hơn 2-3 lần so việc tuân thủ.

Các nhà khoa học cho rằng, quy định này rất khả thi về mặt kỹ thuật và cần xây dựng lộ trình theo từng giai đoạn cụ thể; tuyên truyền, vận động để thay đổi nhận thức của nhân dân và xã hội.