Tại hội nghị mở rộng từ ngày 18/12/1974-8/1/1975 Bộ Chính trị đã thông qua Kế hoạch chiến lược, giải phóng miền nam trong hai năm 1975-1976, đồng thời, chuẩn bị Kế hoạch thời cơ giải phóng miền nam trong năm 1975. Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Tây Nguyên - “Đòn đột phá chiến lược”, lấy nam Tây Nguyên là hướng tiến công chủ yếu và mục tiêu then chốt là thị xã Buôn Ma Thuột - “Trận điểm huyệt” quan trọng.
Ngày 17/3/1975, quân ta tiếp tục giành thắng lợi quan trọng tại các mặt trận trọng yếu. Tại chiến trường Tây Nguyên, đến 8 giờ sáng, ta đã đánh chiếm toàn bộ Sở chỉ huy Trung đoàn 53 - cứ điểm mạnh cuối cùng của địch tại Buôn Ma Thuột.
Ngày 17/3/1975, đến 8 giờ, ta đã chiếm toàn bộ sở chỉ huy Trung đoàn 53 - căn cứ mạnh còn lại của địch ở Buôn Ma Thuột. Cùng ngày, Trung đoàn 19 cùng bộ đội địa phương giải phóng thị xã Kon Tum, Trung đoàn 95A cùng lực lượng vũ trang địa phương giải phóng Pleiku.
Ngày 12/3/1975, quân ta giành thêm nhiều thắng lợi quan trọng tại mặt trận Tây Nguyên, đẩy nhanh nhịp độ tiến công, tiêu diệt và làm tan rã nhiều sinh lực địch.
Tại mặt trận Tây Nguyên, ngày 12/3/1975, Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95 đánh chiếm khu Nhà Lao; Trung đoàn 24 cùng 1 đại đội xe tăng đánh chiếm hậu cứ Trung đoàn 45 ngụy và trung tâm huấn luyện của Sư đoàn 23 ngụy; Trung đoàn 174 tiến công cụm quân địch ở cầu Xê-rê-pốc...
Rạng sáng 11/3/1975, tại chiến trường Tây Nguyên, để lại một bộ phận giữ bàn đạp và tiếp tục mở rộng các khu đã chiếm, Sư đoàn 316 tập trung lực lượng phối hợp với các đơn vị bạn, tổ chức bao vây đột phá vào sở chỉ huy địch.
Vào lúc 2 giờ sáng ngày 10/3/1975, chiến dịch tấn công Buôn Ma Thuột chính thức bắt đầu, với các đội đặc công của Trung đoàn 198 tiến công kho Mai Hắc Đế, sân bay Hòa Bình và các mục tiêu quan trọng của địch.
2 giờ sáng 10/3/1975, mở màn trận Buôn Ma Thuột, các đội đặc công của Trung đoàn 198 luồn sâu lót sẵn bất ngờ nổ súng tiến công kho Mai Hắc Đế, sân bay Hòa Bình, sân bay thị xã và hậu cứ Trung đoàn 53 ngụy, làm chủ một số mục tiêu.
Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Ðắk Lắk có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh cũng như phát triển kinh tế-xã hội của toàn vùng và cả nước. Sau 50 năm giải phóng, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và tỉnh Đắk Lắk cùng sự nỗ lực, phấn đấu của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, thành phố Buôn Ma Thuột đang “vươn mình” mạnh mẽ xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Ngày 9/3/1975, trên chiến trường Tây Nguyên, Sư đoàn 10, được tăng cường lực lượng đặc công, pháo binh, cao xạ, nổ súng tiến công quận lỵ Đức Lập - vị trí chiến lược án ngữ giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
5 giờ 55 phút ngày 9/3/1975, trên chiến trường Tây Nguyên, Sư đoàn 10 được tăng cường đặc công, pháo binh, cao xạ, nổ súng tiến công Đức Lập - quận lỵ nằm trên đường 14, về phía tây nam thị xã Buôn Ma Thuột khoảng 50km, án ngữ giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Trong chuỗi hành trình du lịch của Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, có lẽ Hội voi Buôn Đôn luôn được du khách và nhân dân mong chờ nhất. Bởi Buôn Đôn là xứ sở của loài voi ở Việt Nam và đến nay chỉ có Buôn Đôn mới có Hội voi.
Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên nhận định, dù lực lượng ta đã xuất hiện ở đường số 14 và 21, địch chưa có phản ứng mạnh. Bộ Tư lệnh quyết định giữ bí mật và tiếp tục chuẩn bị cho trận đánh Buôn Ma Thuột theo phương án đã định.
Ngày 6/3/1975, Trung đoàn 149 Sư đoàn 316 vượt sông Xê Băng Hiên, luồn rừng, vòng xuống vùng ngoại vi phía nam thị xã Buôn Ma Thuột, bí mật vượt qua các đồn địch. Trong khi đó, Trung đoàn 174 Sư đoàn 316 tiếp cận, chuẩn bị vượt sông Xê-rê-pốc.
Trong chiến trường Tây Nguyên, đêm 4 rạng ngày 5/3, Trung đoàn 25 đã cắt đường số 21, tiêu diệt một đoàn xe địch và làm chủ phía đông Chư Cúc, cắt đứt tuyến tiếp tế quan trọng nối đồng bằng với Tây Nguyên.
Ngày 5/3/1975, chủ lực Quân khu Trị-Thiên, cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích Quảng Trị, Thừa Thiên nổ súng mở màn chiến dịch giải phóng Trị Thiên. Đêm 5/3, Trung đoàn 149 Sư đoàn 316 vượt đường 14 triển khai lực lượng chuẩn bị tiến công Buôn Ma Thuột.
Với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà-phê thế giới”, Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 do tỉnh Đắk Lắk tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 9 đến 13/3/2025 tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh. Đó là thông tin vừa được công bố tại buổi họp báo giới thiệu về Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột năm 2025 vừa diễn ra sáng 12/2 tại Hà Nội.
Cuộc thi được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang của quân và các dân tộc tỉnh Đắk Lắk trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và sự sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cùng các địa phương trong tỉnh sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc, phục vụ nhân dân và du khách vui Xuân, đón Tết vui vẻ, đầm ấm.
Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt “Lửa ấm cao nguyên” với các nội dung tôn vinh những cá nhân của ngành Công an không quản ngày đêm bám sát buôn làng, giữ vững an ninh trật tự địa bàn; những người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên gương mẫu trong công tác, trong làm ăn kinh tế, đồng thời là những hạt nhân trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đóng góp quan trọng vào sự ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mỗi buôn làng để góp phần phát triển vùng Tây Nguyên nhanh và bền vững.
Từ ngày 12-14/12, Đoàn Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk do ông Vũ Văn Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố dẫn đầu, đã có chuyến thăm và làm việc tại Pháp. Mục đích là để thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm với các đối tác Pháp và quốc tế về các vấn đề quy hoạch đô thị hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay cũng như mục tiêu của Việt Nam hướng tới cân bằng carbon năm 2050.
Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, 9 tháng năm 2024, tốc độ phát triển GRDP trên địa bàn tăng 3,35%. Trong đó, hoạt động du lịch là điểm sáng, khách du lịch đến địa phương đạt 7,4 triệu lượt, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023; khách quốc tế đạt 426 nghìn lượt, tăng 42%; khách lưu trú hơn 5,4 triệu lượt, tăng 15% so với cùng kỳ 2023.
Vào khoảng 1 giờ 10, ngày 11/10, tại đoạn giao lộ giữa đường Quang Trung và Đinh Công Tráng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe ô-tô và xe gắn máy khiến hai thanh niên tử vong.
Nhằm phục vụ người dân và du khách lên kế hoạch bay Tết Nguyên đán 2025, hãng hàng không Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé bay trong giai đoạn từ ngày 15/1 đến 12/2/2025 (tức 16 tháng chạp Giáp Thìn đến ngày 15 tháng giêng Ất Tỵ).
Ngày 29/7, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) tổ chức lễ công bố, đưa vào khai thác Đài Kiểm soát không lưu Buôn Ma Thuột, công trình trọng điểm của VATM, có tổng mức đầu tư hơn 74 tỷ đồng, từ nguồn vốn đầu tư phát triển của VATM.
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân ở thôn 11, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk luôn sống trong bất an khi biết tin khu vực mình đang ở được thành phố triển khai dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư. Việc triển khai dự án đồng nghĩa với việc nhà cửa, vườn tược của họ tạo dựng hàng chục năm nay, nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bị giải tỏa và cuộc sống của họ chưa biết sẽ đi tới đâu.
Chiều 9/3, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bệnh viện mắt Tây Nguyên, bệnh viện tư nhân chuyên về mắt đầu tiên ở Tây Nguyên tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập 7/3/2014-7/3/2024.