Ảnh: THÀNH ĐẠT

Ý nghĩa của việc giải phóng Thủ đô với công cuộc đổi mới hiện nay

Ngay sau khi giải phóng, phát huy truyền thống tốt đẹp của người Tràng An, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Đảng bộ Thủ đô, Hà Nội đã nhanh chóng khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, trở thành hậu phương vững chắc của tiền tuyến lớn miền nam, xứng đáng là “lương tâm của thời đại”, “Thủ đô của phẩm giá con người”.
Quyết tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng quân Pháp trong ngày đầu toàn quốc kháng chiến (cuối năm 1946). (Nguồn: Sách Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội 1930-200)

Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa

60 ngày đêm chiến đấu (từ 19/12/1946 đến 17/2/1947) trong lòng Hà Nội là bản hùng ca mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô quả cảm đã lao vào cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội thân yêu với lực lượng, vũ khí và trang bị rất chênh lệch so với kẻ thù.
Ngày tiếp quản Thủ đô: Những ký ức hào hùng không thể quên

Ngày tiếp quản Thủ đô: Những ký ức hào hùng không thể quên

Theo Hiệp định Genève ký ngày 21/7/1954, một số khu vực ở miền bắc nước ta trở thành vùng tập kết, chuyển quân của quân đội Liên hiệp Pháp, trong đó có Hà Nội, với thời gian là 80 ngày. Trong 80 ngày đó, Hà Nội chưa có hòa bình, quân và dân Thủ đô phải tiếp tục cuộc đấu tranh trong bối cảnh mới để tiến tới tiếp quản. Ngày 10/10/1954, Hà Nội chính thức hoàn toàn được giải phóng trong cảm xúc hân hoan vỡ òa của người dân Thủ đô.
Các đơn vị cơ giới của Đại đoàn 308 tiến vào Thủ đô trên đường Kim Mã, sáng 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Quân và dân Hà Nội đánh bại âm mưu phá hoại của Pháp trước khi rút quân như thế nào?

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, cuộc kháng chiến của quân dân Thủ đô chống thực dân Pháp chuyển thành cuộc đấu tranh đòi thực dân Pháp chuyển giao thành phố cho ta theo đúng tinh thần Hiệp định Genève, giải phóng Thủ đô khỏi ách đế quốc xâm lược.
Bài viết " Ngày đầu tiên của Thủ đô giải phóng: Từ Bạch Mai đến cầu Long Biên" của tác giả Thép Mới, đăng trên Báo Nhân Dân số ra ngày 11-12/10/1954

[Báo Nhân Dân, ngày 11–12/10/1954] Ngày đầu tiên của Thủ đô giải phóng: Từ Bạch Mai đến cầu Long Biên

Mới tờ mờ đất, ngày 9 tháng 10, tiếng hát “Vì nhân dân quên mình” bỗng vang lên trên các ngả đường vào Bạch Mai, Kim Liên, ô Cầu Giấy. Các đơn vị tiền phong của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàng ngũ nghiêm chỉnh, tiến vào giải phóng Thủ đô. Trên quốc lộ số 1, nhìn về Hà Nội, ánh đèn điện Bạch Mai ngày càng gần lại. Ánh điện báo hiệu công nhân và toàn thể nhân dân Hà Nội vẫn giữ vững đấu tranh đợi bộ đội về.
[Báo Nhân Dân, ngày 11-12/10/1954): Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp thu hoàn toàn Thủ đô Hà Nội

[Báo Nhân Dân, ngày 11-12/10/1954): Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp thu hoàn toàn Thủ đô Hà Nội

9 giờ 25 sáng quân đội ta đã vào Phủ toàn quyền cũ và đến 10 giờ 30 đã vào Bắc Bộ phủ. Đến 4 giờ chiều, toàn bộ quân đội liên hiệp Pháp đã rời khỏi Hà Nội, rút hết sang phía Đông cầu Long Biên. Toàn thể nhân dân Hà Nội tưng bừng, náo nhiệt hoan nghênh quân đội nhân dân ta trở về Thủ đô Hà Nội.
Trang báo Nhân Dân có in Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước Ngày tiếp quản Thủ đô

Ngày 9/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh có đăng Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng trên Báo Nhân Dân, trong đó có đề cập đến các vấn đề như giữ gìn trật tự, an ninh, duy trì và khôi phục mọi hoạt động sản xuất, buôn bán cũng như văn hóa…, đồng thời yêu cầu nhân dân, bộ đội và cán bộ phải thi hành đúng chính sách và tuân theo kỷ luật mà Ủy ban Quân chính đã công bố.

Đại đoàn quân ta từ các cửa ô tiến vào giải phóng Thủ đô. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Tư tưởng kháng chiến toàn dân trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh

NDĐT - Ra đời trong thời khắc lịch sử đặc biệt, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tác động đến sâu thẳm lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc. Đã 70 năm trôi qua (19-12-1946 - 19-12-2016) nhưng lời kêu gọi bất hủ có giá trị lịch sử sâu sắc đó đã trở thành một văn kiện, một bản thiên cổ hùng văn, trường tồn cùng lịch sử Việt Nam trong thời đại mới.