Ngày 9/11, Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết, 91 tàu đã xuất khẩu 3,3 triệu tấn nông sản và kim loại thông qua hành lang xuất khẩu mới trên Biển Đen kể từ khi hành lang này bắt đầu hoạt động vào tháng 8/2023.
Thông báo của Bộ Nông nghiệp Slovakia ngày 21/9 nêu rõ: "Bộ trưởng hai nước đã nhất trí thiết lập hệ thống mua bán ngũ cốc dựa trên việc cấp và kiểm soát giấy phép".
Phó Thủ tướng Ukraine cho biết các tàu chở hàng mang tên Resilient Africa và Aroyat tới các cảng của Ukraine để bốc gần 20.000 tấn lúa mỳ cho thị trường châu Phi và châu Á.
Báo Bild của Đức dẫn thư chính thức giữa Bộ Ngoại giao và các đại sứ quán Nga và Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 21/7 đến 8/8 cho biết, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar đang chuẩn bị một thỏa thuận mới thay cho Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen. Thỏa thuận mới sẽ cho phép ngũ cốc của Nga được cung cấp cho các nước nghèo, chủ yếu là châu Phi. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là nước tổ chức cung cấp và Qatar sẽ là nhà tài trợ.
Ngày 17/7, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen chấm dứt hiệu lực hôm nay, đồng thời nói thêm rằng phần thỏa thuận liên quan đến Nga đã không được thực hiện.
Bất chấp đà tăng rất mạnh của các mặt hàng nông sản, lực bán hoàn toàn áp đảo trên 3 nhóm hàng hóa nguyên liệu còn lại là năng lượng, kim loại và nguyên liệu công nghiệp, đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,9% xuống 2.181 điểm, thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết.
Bài toán chi phí đã luôn là gánh nặng đối với ngành chăn nuôi nước ta, đặc biệt là kể từ sau đại dịch Covid-19. Giá nguyên liệu nhập khẩu tăng phi mã đã đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi trong gần 3 năm qua. Tuy nhiên, diễn biến thị trường nông sản thế giới gần đây đang mang lại những tín hiệu khả quan hơn.
Người phát ngôn Liên hợp quốc ngày 8/3 thông báo kế hoạch Tổng Thư ký Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) và các quan chức Nga tuần tới gặp nhau tại Geneva (Thụy Sĩ) để thảo luận việc gia hạn Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen. Tổng Thư ký Liên hợp quốc sẽ nỗ lực loại bỏ những rào cản đối với hoạt động xuất khẩu phân bón của Nga, vấn đề mà Moskva yêu cầu ưu tiên giải quyết để chấp thuận gia hạn sáng kiến trên.
Thỏa thuận xây dựng đường dây tải điện chạy ngầm dưới Biển Đen của Azerbaijan, Gruzia, Romania và Hungary hỗ trợ châu Âu thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.
Ngày 31/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nêu điều kiện tiến hành thảo luận việc nối lại hoạt động đi lại qua hành lang an ninh, được thiết lập theo Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.
Moskva đã quyết định ngừng việc tham gia thỏa thuận xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp từ các cảng của Ukraine bên bờ Biển Đen sau cuộc tấn công nhằm vào các tàu Nga tại bán đảo Crimea.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Fomin khẳng định việc gia hạn thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen phụ thuộc vào khả năng phương Tây nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu nông sản của Nga.
Ngày 12/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu theo tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc còn nguyên vẹn.
Người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin ngày 11/10 cho biết, trong cuộc gặp ngày 13/10 tới ở Astana (Kazakhstan) với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sẽ thảo luận về giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột tại Ukraine và khả năng Ankara đóng vai trò trung gian trong tiến trình này.
Bộ Kinh tế Ukraine ngày 8/10 cho biết, nền kinh tế Ukraine đã suy giảm khoảng 30% trong 3 quý đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, phần lớn là do ảnh hưởng từ cuộc xung đột với Nga.
Phát biểu với báo giới ngày 24/9 sau khi tham dự Khóa họp 77 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh Nga không từ chối đàm phán và "luôn thể hiện thiện chí với những đề xuất hợp lý".
Ukraine thông báo có đến 13 tàu rời các cảng của Ukraine ngày 4/9 mang theo 282.500 tấn nông sản của nước này vượt Biển Đen tới 8 thị trường nước ngoài.
Kể từ tháng Tám, đã có 25 chuyến tàu chở nông sản xuất khẩu của Ukraine rời cảng theo thỏa thuận khung ngày 22/7, do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian.
Ngày 16/8, dữ liệu của công ty phân tích Refinitiv Eikon cho thấy, tàu Brave Commander đã rời cảng Pivdennyi của Ukraine, chở theo 23 nghìn tấn lúa mì - lô hàng viện trợ lương thực nhân đạo đầu tiên từ Ukraine tới châu Phi kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này hồi tháng 2 vừa qua.
Ngày 9/8, người đứng đầu Trung tâm kiểm soát quốc phòng quốc gia Liên bang Nga Mikhail Mizintsev thông báo, lực lượng vũ trang Nga đã mở rộng hành lang nhân đạo từ 139 lên 307 hải lý để tàu thuyền qua lại an toàn từ các cảng trên Biển Đen của Ukraine, đồng thời duy trì hoạt động này suốt ngày đêm.
Nga và Ukraine đã đạt đồng thuận về thủ tục đối với hoạt động vận chuyển ngũ cốc và phân bón từ các cảng của Ukraine bên bờ Biển Đen. Đây là một phần trong thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc được Moskva và Kiev ký kết riêng rẽ hồi tháng 7 vừa qua dưới dự bảo trợ của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ để bảo đảm nguồn cung lương thực và phân bón cho thị trường thế giới.
Ngày 7/8, Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine xác nhận, tàu chở hàng đầu tiên đã cập cảng Chornomorsk nước này ở biển Đen, sau hơn 5 tháng gián đoạn hoạt động do ảnh hưởng của xung đột.
Kết thúc hội đàm, lãnh đạo 2 nước nhất trí, Nga sẽ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ 26 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, và một phần sẽ được thanh toán bằng đồng ruble Nga.
Theo thỏa thuận, nhóm gồm các nhân viên Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên hợp quốc sẽ giám sát hoạt động chất hàng lên tàu tại cảng của Ukraine, trước khi hàng đi qua tuyến đường được vạch sẵn trên Biển Đen.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo Martin Griffiths ngày 28/7 cho biết con tàu đầu tiên chở ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen có thể rời cảng ngày 29/7.
Ngày 22/7, sau khi Nga và Ukraine ký thỏa thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nhận định, thỏa thuận này sẽ giúp ích cho các quốc gia đang phát triển có nguy cơ vỡ nợ, cũng như những người đang bên bờ vực của nạn đói.
Nếu như tại thời điểm bắt đầu gieo trồng, chi phí đầu vào là mối lo thường trực đối với mỗi nông dân thì đến giai đoạn thu hoạch, câu chuyện về việc tìm đầu ra cho nông sản lại là một bài toán hóc búa cần được giải quyết. Đặc biệt là đối với Ukraine, câu hỏi liệu triển vọng xuất khẩu có được nối lại hay không ở thời điểm này đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.