Sau 50 ngày được điều trị tích cực, Thảo Ngọc được ra viện về đoàn tụ với gia đình và tiếp tục học tập. Xem lại thước phim tua nhanh về những ngày chiến đấu giữa sinh-tử, chúng tôi hiểu, sự hồi sinh kỳ diệu của cô bé 11 tuổi này sẽ là nối tiếp sự sống đang hồi sinh của một ngôi làng với những số phận bi thương sau hoàn lưu siêu bão Yagi.
Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tim mạch trẻ em, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E phẫu thuật cứu sống thành công bệnh nhi (mới 11 ngày tuổi, nặng 2,3kg ở Hòa Bình) mắc bệnh cửa sổ chủ phế - một bệnh tim bẩm sinh rất hiếm gặp, gây suy tim và có nguy cơ tử vong cao.
"Thật may mắn khi con đã vượt qua cửa tử, hồi phục nhanh hơn dự kiến. Đã rất lâu rồi, con mới có được chức năng thận như bình thường", mẹ bệnh nhi nghẹn ngào nói sau khi nhìn thấy con trai được hồi sinh cuộc đời mới sau ca phẫu thuật ghép thận.
Mỗi dịp Trung thu, các em nhỏ ở khắp nơi trên mọi miền đất nước lại nhận được những món quà tràn đầy yêu thương. Tại các bệnh viện, những bệnh nhi nội trú cũng được đón nhận tình cảm ấm áp từ các mạnh thường quân đến thăm và sẻ chia.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Bệnh viện Bạch Mai đã chủ trì cuộc hội chẩn toàn viện nhằm tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cứu bé gái 11 tuổi, nạn nhân trong vụ lũ quét thôn Làng Nủ, Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai. Cùng tham gia hội chẩn, có Giáo sư, Tiến sĩ Hashimoto, Chuyên gia Hô hấp đến từ Khoa hô hấp, Bệnh viện National Center for Global Health and Medicine Tokyo, Nhật Bản.
Các bác sĩ khoa Tim mạch trẻ em, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa xử trí kịp thời cho trẻ sơ sinh mắc dị tật tim bẩm sinh teo tịt tại van động mạch phổi lành vách liên thất, hở van ba lá mức độ nặng ngay sau khi chào đời.
Mắc bệnh tim bẩm sinh tím nặng, kèm suy tim, phân suất tống máu giảm, chức năng tim chỉ còn 10%, nguy cơ tử vong cao, bé trai 12 tuổi được các bác sĩ can thiệp phẫu thuật, giải quyết tình trạng suy tim.
Trong hai tuần vừa qua Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận cấp cứu và điều trị cho 4 trẻ bị ong vò vẽ đốt, trong đó có 2 trường hợp nhập viện trong tình trạng rất nặng.
Bệnh viêm não xuất hiện rải rác quanh năm, đặc biệt gia tăng vào mùa hè do thời điểm này miền bắc nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa và xen kẽ đợt không khí lạnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường dễ bị nhầm sang bệnh khác nên nhiều người chủ quan, khi đưa tới viện đã trong tình trạng nặng.
Từ ngày 4-7/6 tại tỉnh Hà Giang, Câu lạc bộ nhân đạo Sala do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức làm trưởng đoàn phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang khám, tư vấn và tài trợ phẫu thuật miễn phí cho trẻ em và người có hoàn cảnh khó khăn mắc các bệnh lý về chấn thương, chỉnh hình, khuyết tật hệ vận động.
Khoảng 46 nghìn món quà đã được trao tới tay các bệnh nhi đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương đúng vào ngày Tết thiếu nhi 1/6. Có những em mười mấy năm nay quen với "bữa tiệc nghệ thuật" tại bệnh viện, có những em, lần đầu được biết tới chương trình này, đều vô cùng háo hức khi được cầm trên tay những món quà đầy tình yêu thương, góp phần làm giảm đi nỗi đau cơ thể các em đang phải gánh chịu.
Ngày 30/5, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã kết nối với các công ty, các tổ chức, các nhà hảo tâm trên mọi miền đất nước tổ chức chương trình Tết thiếu nhi 1/6 cho các bệnh nhi đang nằm điều trị nội trú tại Khoa Nhi của bệnh viện.
Sau khi ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái, bệnh nhi H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu, được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Không ít trường hợp bệnh nhi gánh hệ quả nặng nề về sức khỏe khi uống nhầm thuốc của người lớn, hoặc tự ý mua thuốc diệt chuột về uống với mục đích tự tử.
Tính từ năm 2004 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thành công 62 ca ghép thận cho trẻ em, tỷ lệ thành công sau ghép là khoảng 98,2% với độ tuổi trung bình là 13,3 tuổi.
Ghi nhận tại khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội, phần lớn trẻ nằm điều trị nội trú mắc bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, cúm, sốt virus… Đây là căn bệnh dễ bùng phát khi thời tiết liên tục nồm, ẩm trong thời gian qua và những ngày tới. Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh nhân đến khám vì nhiễm khuẩn, dị ứng, trứng cá tăng rõ rệt trong thời gian gần đây.
Chiều tối ngày 6/3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận cấp cứu trường hợp nam bệnh nhi 13 tuổi được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên trong tình trạng hôn mê, thở máy, toàn bộ vùng đầu, mặt, cổ và một nửa ngực trên đầy vết thương do các mảnh vỡ của laptop phát nổ găm vào.
Chỉ trong vòng 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận gần 90 trường hợp bị chó, mèo, khỉ, chuột, thỏ… cắn hoặc cào. Trong đó, có những trường hợp bị chó nhà cắn rất thương tâm.
Ngày cuối năm Quý Mão, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp nhận các ca cấp cứu do tai nạn thương tích ở trẻ. Tại Khoa Cấp cứu và Chống độc, nhiều trẻ bệnh nặng đang được các y, bác sĩ chăm sóc và điều trị với nhiều dạng thương tích khác nhau như tai nạn giao thông, viêm phổi do uống nhầm dầu thắp đèn, ăn nhầm băng phiến...
Bệnh nhi mới sinh vừa được các bác sĩ giải cứu buồng trứng trái chui xuống bẹn thông qua lỗ khuyết của thành bụng. Nếu chậm trễ đi khám và xử trí, bé gái sẽ có nguy cơ phải cắt bỏ buồng trứng.
Các bác sĩ Đơn vị Bỏng, Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa điều trị cho bé gái P.G (13 ngày tuổi, ở Thanh Hóa) được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương do mắc chứng bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh (Epidermolysis bullosa, viết tắt là: EB). Đây là bệnh di truyền hiếm gặp.
“Cháu chỉ mong mình được khỏe mạnh và mong được sống cùng với bố mẹ”, Vũ Ngọc B. (12 tuổi) hân hoan nói trong bữa tiệc âm nhạc giáng sinh ấm cúng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, dù em biết mình đang mang trong mình căn bệnh suy thận, phải đeo máy đo huyết áp 24/24 và lọc màng bụng mỗi ngày.
Ngày 15/12, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu cho một bệnh nhi 12 tuổi bị thương tích nặng, dập nát 2 bàn tay nghi pháo nổ xảy ra trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiến hành thành công ca ghép gan không cùng nhóm máu giữa người cho là bà nội và người nhận gan là cháu gái. Đây là lần đầu tiên tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai kỹ thuật này cho trẻ nhỏ 15 tuổi.
Sau gần 2 tuần triển khai nhiều biện pháp điều trị, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã cứu sống bệnh nhi 10 tuổi bị sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp do mắc loại vi khuẩn hiếm gặp có tên khoa học là Chromobacterium violaceum.