Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.
Ngày 8/10, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Bát Tràng (1959-2024), Triển lãm “Hồn của Đất” đã được khai mạc tại Không gian trưng bày Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội. Triển lãm do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng và Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức.
Xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) nổi tiếng bởi nghề làm gốm sứ. Người dân nơi đây đã thể hiện những nét tài hoa về nghề gốm của mình khi cải tạo, tu bổ chùa Tiêu Dao. Hệ thống tượng Phật, tượng linh thú, cổng chùa, hoành phi, câu đối, ban thờ, cột nhà... trong ngôi chùa này đều được làm bằng gốm, hoặc gốm đắp nổi. Cả ngôi chùa là tập hợp của hàng chục nghìn sản phẩm gốm, tạo nên sự độc đáo, có một không hai.
Trải suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, có thể nói gốm sứ của Việt Nam cũng có một quá khứ thăng trầm và rực rỡ. Các dòng gốm trải dọc chiều dài đất nước, từ Bát Tràng, Phù Lãng ở miền bắc đến gốm Phước Tích, Bàu Trúc ở miền trung, gốm Biên Hòa, Lái Thiêu miền nam… đều có những đặc trưng riêng, chứa đựng giá trị văn hóa của mỗi vùng miền, kết tinh và thể hiện qua đôi bàn tay khéo léo của người thợ.
Tối 15/12, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm tổ chức khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023.
Nếu nội thành Hà Nội gây ấn tượng bởi phố cổ thâm trầm, hồ Gươm xanh thẳm, những con đường rợp bóng cổ thụ, những công trình xây dựng giàu nét thẩm mỹ đồng thời mang tầm vóc của thời đại… thì ngoại ô Hà Nội cũng mang những dấu ấn không thể bỏ qua.
Xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đang phấn đấu trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và kiểu mẫu về an ninh trật tự, du lịch của Thủ đô. Đây là những mục tiêu quan trọng, cần sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và nhân dân của một xã làng nghề có truyền thống làm gốm lâu đời…
Năm 2020, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cùng với việc xây dựng kế hoạch thực hiện các tiêu chí để thành lập phường, địa phương đang phấn đấu đến cuối năm nay trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và kiểu mẫu về an ninh trật tự, du lịch của Thủ đô. Đây là những mục tiêu quan trọng, đòi hỏi sự nỗ lực lớn của đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây…
Trước ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, một số hộ gia đình ở làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã cho ra đời những chiếc cúp vàng World Cup "Made in Vietnam" để thỏa mãn niềm đam mê của người hâm mộ trái bóng tròn.
Làng gốm Bát Tràng những năm gần đây có nhiều đổi khác, trong đó phải kể tới khát vọng lớn của những nghệ nhân "ngụ cư" vừa miệt mài làm nghề, vừa mang hoài bão vươn ra thế giới. Những tác phẩm của Nguyễn Hùng, nghệ nhân gốm đầu tiên tại Việt Nam được trao hai kỷ lục thế giới Guinness gồm "Phú quý mãn đường" và "Thiềm thừ Thiên phong ấn" đã phản ánh một hành trình làm nghề bền bỉ, công phu và sáng tạo trong sự vận động, thay đổi của làng nghề thời đại mới.
Ngày 8-10, Sở Công thương Hà Nội phối hợp UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) tổ chức lễ khai trương Điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề truyền thống Bát Tràng.
Con đường nằm bên sông Cầu ở vùng quê Kinh Bắc, bên cạnh một làng nghề gốm truyền thống chất đầy củi khô để đốt lò. Những chồng củi khô cao ngất và trải dài thổi hồn vào đất để tác thành một vẻ đẹp mộc mạc mà quý giá từ bao đời qua.