Bảo vệ và phát triển nghệ thuật làm gốm của người Chăm

Tối 15/6, tại Quảng trường 16/4, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến dự Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận do UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
0:00 / 0:00
0:00
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn công tác Trung ương đến thăm Làng gốm Bàu Trúc. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn công tác Trung ương đến thăm Làng gốm Bàu Trúc. (Ảnh: TTXVN)

Cùng dự, có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đến dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương; đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Trước khi tham dự buổi lễ, vào chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn công tác Trung ương về thăm Làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước).

Tại đây, Chủ tịch nước đến Nhà trưng bày, tham quan sản phẩm gốm và nghe thuyết minh về lịch sử làng nghề và nghề gốm, quy trình sản xuất gốm gắn nét độc đáo của nghệ thuật làm gốm, thị trường tiêu thụ gốm, định hướng bảo tồn và phát huy di sản nghệ thuật gốm...

Đến thăm Nhà cộng đồng, Chủ tịch nước và Đoàn công tác xem các nghệ nhân nặn gốm, thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc văn hóa Chăm và làng nghề.

Trong không khí đầm ấm và thân thiết, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gặp mặt, thăm hỏi sức khỏe, cuộc sống cũng như tình hình lao động, sản xuất của người dân tại đây. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã trao quà lưu niệm tặng nhân dân Làng gốm Bàu Trúc.

Tại Lễ đón nhận, Báo cáo của lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cho biết: Với những giá trị được ghi nhận từ Nghệ thuật làm gốm của người Chăm, ngày 29/11/2022, Tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Sự kiện này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là 1 trong 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu trong năm 2022.

Việc tổ chức đón Bằng của UNESCO sẽ tạo sự lan tỏa đến nhân dân, du khách nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành, địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” trong thời gian tới.

Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023 được diễn ra từ ngày 13/6 đến hết ngày 18/6, với 12 hoạt động cấp tỉnh về văn hóa, thể thao và du lịch rất đặc sắc, hấp dẫn, quy mô lớn và nhiều hoạt động hưởng ứng khác từ các huyện, thành phố trong tỉnh Ninh Thuận.

Di sản văn hóa Nghệ thuật làm gốm của người Chăm hôm nay không chỉ là của riêng Việt Nam mà đã trở thành tài sản chung của nhân loại. Đi cùng với niềm tự hào là trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn, phát huy, tạo sức sống mới cho di sản.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Chúng ta vui mừng và tự hào khi UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Di sản văn hóa Nghệ thuật làm gốm của người Chăm hôm nay không chỉ là của riêng Việt Nam mà đã trở thành tài sản chung của nhân loại. Đi cùng với niềm tự hào là trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn, phát huy, tạo sức sống mới cho di sản.

Chúc mừng và biểu dương những kết quả thành tựu mà chính quyền quân và dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là những đóng góp của các nghệ nhân, đồng bào chăm đồng thời trân trọng những bàn tay, khối óc sự chịu thương chịu khó của người nông dân, Phó Thủ tướng nêu rõ: Tỉnh Ninh Thuận đang đối mặt với những thách thức rất lớn từ biến đổi khí hậu sa mạc hóa, thiếu hụt nguồn nước để khai thác...

Vì vậy, tỉnh cần khai thác tốt những tiềm năng, tận dụng cơ hội, chuyển hóa được những thách thức để đưa Ninh Thuận trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực và cả nước. Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển hệ thống hạ tầng đồng bộ, tăng cường khả năng kết nối để nâng cao năng lực cạnh tranh của Ninh Thuận, thu hút doanh nghiệp khai mở tiềm năng du lịch năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển, qua đó mở đường cho các sản phẩm thế mạnh của tỉnh đến với thị trường trong nước và quốc tế

Phó Thủ tướng đề nghị, các cấp, các ngành và toàn xã hội cần chung tay gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận; bảo tồn các di tích, di sản văn hóa đã được ghi danh để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp luôn đồng hành trong mọi bước đường phát triển của dân tộc.