Độc đáo gốm Chăm

Được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2012, nghệ thuật làm gốm của dân tộc Chăm có từ lâu đời với những nét sáng tạo cá nhân độc đáo của người phụ nữ Chăm trên nền tảng tri thức cộng đồng, thể hiện qua kỹ thuật chế tác đặc sắc.
0:00 / 0:00
0:00
Nghệ nhân Đàng Thị Phan, người phụ nữ truyền lửa yêu nghề gốm Bàu Trúc.
Nghệ nhân Đàng Thị Phan, người phụ nữ truyền lửa yêu nghề gốm Bàu Trúc.

Với đất sét, cát, nước và vài dụng cụ thô sơ, người phụ nữ di chuyển giật lùi quanh khối nguyên liệu để tạo hình sản phẩm. Gốm được phơi khô và nung ngoài trời bằng củi và rơm.

Sản phẩm gốm Chăm thường là đồ gia dụng, đồ cúng lễ và đồ mỹ nghệ gồm chum (jek), nồi (gok), mâm (cambak), bình (bilaok)… Nghề gốm cũng giúp tăng thu nhập của gia đình và bảo lưu thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của đồng bào Chăm ở Việt Nam.

Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, sẽ tạo thêm nguồn lực để di sản này vực dậy sức sống và phát huy giá trị một cách bền vững.

Độc đáo gốm Chăm ảnh 1

Nhào nguyên liệu từ đất sét, cát và nước.

Độc đáo gốm Chăm ảnh 2

Sau khi tạo hình, gốm được chuốt bằng khăn tăng độ mịn.

Độc đáo gốm Chăm ảnh 3

Tạo viền cho bình gốm.

Độc đáo gốm Chăm ảnh 4

Chế tác gốm tại làng Bàu Trúc (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận).

Độc đáo gốm Chăm ảnh 5

Gốm sau khi phơi khô được nung ở ngoài trời bằng củi và rơm trong 7 đến 8 giờ.

Độc đáo gốm Chăm ảnh 6

Du khách thăm cơ sở gốm Bàu Trúc của nghệ nhân Đàng Thị Phan.