Cô giáo Vi Thị Tâm Luynh, điểm trường Xốp Cháo (Trường mầm non Lượng Minh), cho biết: Điểm trường có 32 học sinh, 100% là con em người đồng bào Khơ Mú. Điểm trường này do cô và cô giáo Lương Thị Khánh Chi phụ trách. Để vào được nơi đây, chỉ có cách duy nhất là đi thuyền. Nếu đi chung với những người khác thì mỗi chuyến tốn 30 nghìn đồng. Còn nếu thuê riêng thì tốn 300 nghìn đồng/chuyến.
“Những hôm mưa to, gió lớn, ngồi trên thuyền tròng trành rất sợ. Tuy nhiên, không vì thế mà mình được phép bỏ trường, bỏ lớp, chậm giờ lên lớp”, cô giáo Vi Thị Tâm Luynh chia sẻ. |
Cô giáo Lương Thị Khánh Chi đã hai năm gắn bó với Điểm trường Xốp Cháo. “Em ở nội trú, cuối tuần mới được về với chồng và hai con nhỏ ở thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương”, cô giáo Lương Thị Khánh Chi cho biết. |
Các em học sinh đều là người dân tộc thiểu số Khơ Mú. |
Lòng hồ thủy điện Bản Vẽ tích nước, mặt hồ bao la, núi cao sừng sững đã biến các bản làng nơi đây thành những “ốc đảo”, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. |
Đầu tuần, giáo viên sẽ mua thực phẩm từ ngoài trung tâm xã đưa vào để nấu ăn cho học sinh đủ trong một tuần. |
Điểm trường tiểu học Xốp Cháo có một lớp 1 và một lớp 2, với 29 học sinh. Học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 phải về Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở trung tâm xã để có điều kiện học Chương trình giáo dục phổ thông 2018. |
Năm nay đã là năm thứ 14 thầy giáo Lô Văn Tuân gắn bó với điểm trường này. “Nhà mình ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương, cách đây gần 200km. Chiều thứ 6, mình sẽ đi thuyền từ đây về bến Thủy điện Bản Vẽ, rồi đi xe máy về nhà, đến chiều chủ nhật lại tạm biệt vợ con để lên với các em học sinh”. |
Điểm trường tiểu học Xốp Cháo có hai giáo viên phụ trách. |
Bản Cà Moong nhìn từ lòng hồ thủy điện Bản Vẽ. |
Quả là không quá lời khi nói rằng, để đến được bản Xốp Cháo và bản Cà Moong phải qua “chín suối, mười đèo”. |