Theo đó, Nhật Bản là thị trường dẫn đầu về tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc với 55.690 lao động (23.758 lao động nữ), tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) 46.166 lao động (13.733 lao động nữ), Hàn Quốc: 2.449 lao động (100 lao động nữ), Trung Quốc: 1.361 lao động nam (2 lao động nữ), Hungary: 1.148 lao động (551 lao động nữ), Singapore: 1.015 lao động nam, Romani: 705 lao động (84 lao động nữ), Ba Lan: 651 lao động (124 lao động nữ), A-rập Xê-út: 205 lao động (145 lao động nữ) và các thị trường khác.
Thái Bình xuất khẩu 37 lao động làm việc thời vụ tại Hàn Quốc
Theo số liệu báo cáo, tính riêng tháng 9/2023, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 14.273 lao động (5.402 lao động nữ), gồm các thị trường: Nhật Bản: 8.475 lao động (3.831 lao động nữ), Đài Loan (Trung Quốc): 4.512 lao động (1.391 lao động nữ), Hàn Quốc: 505 lao động (47 lao động nữ), Trung Quốc: 198 lao động nam, Hungary: 146 lao động (90 lao động nữ), Ba Lan: 88 lao động (11 lao động nữ), Romani: 78 lao động (10 lao động nữ), Singapore: 51 lao động nam, Ma Cao (Trung Quốc): 45 lao động (10 lao động nữ), Malaysia: 34 lao động (10 lao động nữ), A-rập Xê-út: 33 lao động (31 lao động nữ) và các thị trường khác.
Với sự gia tăng về số lượng lao động đi làm việc ở Nhật Bản, Việt Nam hiện là quốc gia phái cử nhiều nhất trong số 15 quốc gia tham gia phái cử lao động sang Nhật Bản. Tính đến tháng 12/2022, tổng số lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản là 345.000 người.
Chương trình hợp tác lao động Việt Nam-Nhật Bản luôn nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của Chính phủ và nhân dân hai nước. Các nỗ lực triển khai hiệu quả chương trình hợp tác đã mở ra cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam có trình độ sang làm việc tại Nhật Bản.