Cùng suy ngẫm

Xây dựng hệ thống chính sách xã hội bao quát, toàn diện

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, có thể thấy, chủ trương lớn của Đảng đã làm thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của cán bộ, đảng viên, các cấp, ngành cũng như người dân; thay đổi lớn, cơ bản trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với người có công, giảm nghèo và an sinh xã hội, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
0:00 / 0:00
0:00
Người dân xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang ứng dụng khoa học-công nghệ vào chăm sóc cây cam, góp phần giảm nghèo. (Ảnh minh họa: nhandan.vn)
Người dân xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang ứng dụng khoa học-công nghệ vào chăm sóc cây cam, góp phần giảm nghèo. (Ảnh minh họa: nhandan.vn)

Hệ thống chính sách xã hội đã cơ bản bảo đảm công bằng, toàn diện, bao trùm, tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm cơ bản quyền an sinh của người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Hầu hết chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết đề ra với nhiều điểm sáng trong lĩnh vực người có công, giảm nghèo và an sinh xã hội. Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2020 đạt 0,706, có sự cải thiện trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc (từ vị trí 128 trong số 187 năm 2011 lên vị trí 117 năm 2019). Chính sách ưu đãi người có công được quan tâm đặc biệt và là chính sách tốt nhất trong các chính sách xã hội; phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" được triển khai sâu rộng...

Giảm nghèo tiếp tục là điểm sáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Giảm nghèo tiếp cận theo hướng đa chiều được triển khai quyết liệt, đồng bộ, đổi mới về phương thức, giải pháp thực hiện, tập trung vào các đối tượng nghèo nhất với nhiều mô hình mới, cách làm hay, gắn kết giữa tạo sinh kế, việc làm, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động; nhiều địa phương ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân chủ động vươn lên thoát nghèo.

Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2020 đạt 0,706, có sự cải thiện trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc (từ vị trí 128 trong số 187 năm 2011 lên vị trí 117 năm 2019). Chính sách ưu đãi người có công được quan tâm đặc biệt và là chính sách tốt nhất trong các chính sách xã hội; phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" được triển khai sâu rộng... Giảm nghèo tiếp tục là điểm sáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Tuy nhiên, chính sách xã hội chưa bao phủ hết đối tượng, chưa có sự tương trợ, kết nối của các trụ cột chính sách trong tổ chức thực hiện; chênh lệch mức sống giữa vùng miền, đối tượng còn cao. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách xã hội chưa đồng bộ, thiếu đồng đều giữa các địa phương. Kết quả giảm nghèo có nơi còn thấp, tái nghèo vẫn cao; các chính sách thị trường lao động hiệu quả chưa cao, nhóm lao động khu vực phi chính thức chưa được quan tâm đúng mức; độ bao phủ bảo hiểm xã hội thấp so với tiềm năng; bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn người lao động tham gia; phạm vi bao phủ của trợ giúp xã hội còn hẹp. Chất lượng dịch vụ xã hội còn hạn chế, hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội, chăm sóc xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống quản trị còn thiếu tính đồng bộ, chưa hiện đại. Nguồn lực thực hiện chính sách xã hội có nhiều hạn chế, thiếu tính chủ động...

Việt Nam đang trong bối cảnh chính thức bước vào giai đoạn "già hóa dân số", đồng thời cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng..., tác động tiêu cực đến cuộc sống và sinh kế của người dân, tạo áp lực trực tiếp đến xã hội, nhất là hệ thống an sinh xã hội. Vì thế, việc hướng đến xây dựng các chính sách xã hội bảo đảm "an sinh, an dân, an cư" cho mọi người dân thích ứng bối cảnh mới, cần có các quan điểm phát triển cũng như các mục tiêu phù hợp trong giai đoạn tới.

Nhận thức được những hạn chế, thách thức nêu trên, Việt Nam đã có kế hoạch ban hành một nghị quyết mới về chính sách xã hội cho giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 để quản lý và phát triển xã hội phù hợp mục tiêu trở thành nước đang phát triển có thu nhâp trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Trong giai đoạn mới, việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội cần bao trùm, toàn diện, bền vững

Trong giai đoạn mới, việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội cần bao trùm, toàn diện, bền vững; bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội dựa trên quyền con người; phát triển hệ thống an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, phổ cập và hiện đại, hỗ trợ người dân ứng phó kịp thời, thích ứng linh hoạt và hiệu quả trước các rủi ro; bảo đảm ngày càng tốt hơn những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của nhân dân.

Chúng ta cần tập trung phát triển thị trường lao động hiện đại, linh hoạt và hội nhập, tạo việc làm có năng suất cao và bền vững; đầu tư mạnh mẽ vào con người, đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phổ cập nghề cho người lao động; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, chủ động thích ứng xu hướng già hóa dân số...