Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, ngày 30/9, tại Cung Nhà nước ở Thủ đô Ulan Bator, Cộng hòa Mông Cổ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2028 trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống Mông Cổ .
Với chủ đề mang tính thời sự là "Trí tuệ nhân tạo, Vật lý-Ứng dụng", bài giảng đại chúng này không chỉ cung cấp kiến thức chuyên sâu mà còn mở ra những hướng đi mới, kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và vật lý để thúc đẩy sự phát triển của khoa học-công nghệ.
Các nhà khoa học tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam) đang xử lý các hình ảnh vệ tinh radar nhằm đánh giá nhanh thiệt hại tại các khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển bị ảnh hưởng do bão Yagi và vùng lũ lụt lân cận Hà Nội.
Thiên tai địa chất sạt lở và lũ quét vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền núi Tây Bắc, đặc biệt các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu. Để giảm thiểu thiệt hại do sạt lở và lũ quét gây ra, giải pháp được nhiều người quan tâm là công tác cảnh báo sớm tai biến thiên tai và quy hoạch các vùng dân cư tránh sạt lở và lũ quét.
Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần thứ ba (năm 2025) dự kiến sẽ được trao vào dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ, và 50 năm Ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào, chiều 6/8, tại thủ đô Vientiane (Lào), đoàn đại biểu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam do GS,TS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện dẫn đầu đã tham dự Lễ khánh thành Phòng thí nghiệm Dữ liệu và Truyền thông về thiên tai (động đất). Đây là dự án đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam-Lào.
Chiều 5/8, tại thủ đô Vientiane (Lào) đã diễn ra Hội nghị song phương lần thứ 3 giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào. Đoàn Việt Nam do Giáo sư, Tiến sĩ Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ dẫn đầu.
6 tháng đầu năm, Bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tăng mạnh so cùng kỳ năm trước, với 21 sáng chế và 32 giải pháp hữu ích. Đó là kết quả của các nhiệm vụ khoa học thúc đẩy hoạt động ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Chiều 10/5, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo và Tọa đàm “Hợp tác và phát triển giữa các Trung tâm và Chương trình khoa học tự nhiên của UNESCO”.
Ngày 19/4, tại Hà Nội, Trung tâm thông tin-tư liệu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề: “Sách hay cần bạn đọc”; “Sách quý tặng bạn”.
Trong những năm qua, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là ngọn cờ đầu trong đăng ký sáng chế và là chủ sở hữu của hàng loạt các văn bằng sở hữu trí tuệ có giá trị. Cùng với mục tiêu nâng cao chất lượng các công bố quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thúc đẩy công tác sở hữu trí tuệ nhằm đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng hiệu quả trong thực tế.
Các nhà khoa học của Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm sơn phản xạ nhiệt nano giúp chống nóng cho các công trình xây dựng ngoài trời, các bồn, bể chứa xăng dầu. Sản phẩm này có ý nghĩa đặc biệt đối với việc bảo tồn năng lượng và bảo vệ môi trường, góp phần phát triển bền vững.
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội(USTH) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao quyết định và bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2023. Đây là năm đầu tiên trường tổ chức lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư, ghi nhận một dấu mốc quan trọng trên chặng đường phát triển.
So với giai đoạn trước, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc về mặt chất lượng các công trình công bố; đồng thời, có sự dịch chuyển lớn trong việc công bố các nghiên cứu từ các tạp chí trong nước sang công bố trên các tạp chí trong danh mục đạt chuẩn quốc tế.
Ngày 28/11, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm hợp tác giữa Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam-VAST) và Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS).
Ngày 31/10, tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng đoàn kiểm tra 886 của Bộ Chính trị, chủ trì hội nghị về thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác cán bộ đối với Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với vai trò là đầu tàu nghiên cứu khoa học của cả nước, đã đem tới sự kiện "Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023" những công nghệ nổi bật. Sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngày 29, 30/9 tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Các nhà khoa học Việt Nam và Nga đã tiến hành khảo sát 11 khu vực từ Nha Trang đến Bà Rịa-Vũng Tàu, thực hiện cào đáy thu mẫu tại 8 trạm, lặn khảo sát tại 20 trạm và thu được 3.640 mẫu sinh vật biển, 4.240 số liệu đo đạc và 4.044 ảnh tư liệu. Các nhà khoa học sẽ xây dựng kế hoạch phối hợp phân tích sâu hơn số lượng mẫu vật đã thu được.
Lễ đón tàu “Viện sĩ Oparin” được diễn ra chiều 17/5 tại Cảng Nha Trang với sự tham dự của đại diện lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, thành phố Nha Trang, lãnh đạo Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - đơn vị chủ trì phía Việt Nam; đại diện các bộ, sở, ban, ngành liên quan. Buổi lễ cũng được kết nối trực tuyến với các đầu cầu Hà Nội, Moscow và Vladivostok.
Sáng 16/5, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Tập đoàn Airbus tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày phóng thành công vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1.
Để phát huy cao nhất năng lực của đội ngũ trí thức, thời gian qua, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức, đồng thời đã hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Ủy ban Quốc tế về người mất tích (ICMP) ký kết Kế hoạch triển khai Dự án hợp tác nâng cao năng lực định danh hài cốt trong chiến tranh, nhằm xác định danh tính những người mất tích trong chiến tranh trên quy mô lớn.
Ngày 30/6, Trung tâm vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Đề xuất kế hoạch và lộ trình tăng cường năng lực quốc gia về quan sát trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ.
Ngày 23/11, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp Viện phát triển doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) và Chương trình Aus4Innovation của Australia tổ chức hội thảo “Xúc tiến thương mại hóa công nghệ hóa-dược và thiết bị y tế” của các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, đã nghiên cứu tổng hợp thành hợp chất Nitazoxanide ở quy mô pilot dùng để sản xuất thuốc điều trị Covid-19 ở thể nhẹ và trung bình. Thành công đã góp phần vào nỗ lực chung của các nhà khoa học Việt Nam trong nghiên cứu thuốc, vaccine và sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vừa thành công trong việc tạo ra quy trình tổng hợp và tinh chế hoạt chất Molnupiravir quy mô pilot.
Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã yêu cầu Công ty Cổ phần dược phẩm Vinh Gia thay đổi tên thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vipder Vir-C để tránh người tiêu dùng hiểu nhầm với sản phẩm thuốc thử nghiệm Vipder Vir đang được đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Thuốc điều trị Covid-19 Vipder Vir đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia, Bộ Y tế đồng ý cho thử nghiệm lâm sàng trên người nhiễm SARS-CoV-2. Đây là loại chế phẩm thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19 của Việt Nam được đưa vào thử nghiệm lâm sàng.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa cho biết, các nhà khoa học của Viện đã xây dựng thành công quy trình công nghệ giải trình tự virus SARS-CoV-2 bằng hệ máy giải trình tự thế hệ mới PacBio Sequel.