Tiếp tục triển khai Dự án “Yêu lắm Việt Nam”, ngày 30/3, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ và các cơ quan liên quan của tỉnh Đắk Lắk tiến hành triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
“Phát huy bản sắc văn hóa, con người Hải Phòng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển thành phố và đất nước” là chủ đề của hội thảo được thành phố Hải Phòng tổ chức vào ngày 28/3 với sự tham dự của đông đảo đại diện lãnh đạo các cấp, các ngành, các nhà nghiên cứu văn hóa, khoa học lịch sử Trung ương và thành phố Hải Phòng.
Trong khuôn khổ chương trình Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ triển khai tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, ngày 28/3, Báo Nhân Dân phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại 3 địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch nổi tiếng của tỉnh.
Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp đối tác lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại một số di tích của tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả. Người dân và du khách tham quan tại các điểm di tích được lắp đặt công nghệ này rất hào hứng khi được tìm hiểu bề dày lịch sử, văn hóa vùng đất Tổ qua công nghệ kết nối không dây này.
Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại tỉnh Tuyên Quang. Đây là chiến dịch ứng dụng giải pháp công nghệ kết nối không dây nhằm quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa trên mọi miền Tổ quốc; tạo trải nghiệm khám phá độc đáo cho du khách; hỗ trợ, thúc đẩy du lịch giữa các địa phương và hướng tới Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Được sự đồng ý của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, ngày 25/3, Báo Nhân Dân phối hợp các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) của Dự án “Yêu lắm Việt Nam” tại một số địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch nổi tiếng của tỉnh Đồng Nai.
Thanh niên hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang phát huy tốt vai trò “sứ giả văn hóa trẻ”, là những nhịp cầu nối liền tình hữu nghị hai nước, đưa mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc phát triển lên tầm cao mới.
Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tháng 3, núi rừng Điện Biên khoác trên mình sắc trắng tinh khôi của những bông ban mỏng manh, thuần khiết. Ban trên đỉnh núi; ban trải rộng khắp các triền đồi dọc dài theo từng cung đường đèo dốc. Ngay tại thành phố Điện Biên Phủ, trên các tuyến phố, các ngả đường và các điểm di tích… cũng một màu trắng muốt của hoa ban. Đó là loài hoa gắn với con người, đất trời Tây Bắc, Điện Biên; loài hoa gắn với lễ hội riêng có của tỉnh Điện Biên - “Lễ hội Hoa ban”, đã và đang đem đến cho đất và người Điện Biên những niềm hy vọng, tin yêu mới…
Bắc Bling – hay một cách gọi xu hướng của giới trẻ trong những ngày gần đây dành cho tỉnh Bắc Ninh, đang trở nên rất hấp dẫn với điểm check-in có tên gọi Cây cô đơn, địa chỉ được điểm tới trong MV cùng tên của ca sĩ Hòa Minzy.
Sáng 27/2, Tỉnh ủy Bình Phước tổ chức Hội nghị nghiên cứu, học tập chuyên đề năm 2025 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nội dung về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh tinh thần; tiếp tục khơi dậy khát vọng xây dựng và phát triển tỉnh Bình Phước giàu đẹp, văn minh cùng cả nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới".
Vũ nhạc kịch “Tiên Sa” chính thức ra mắt khán giả Đà Nẵng vào tối 14/2 tại Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng. Đây là một trong những sản phẩm công nghiệp văn hóa mới của Đà Nẵng đưa vào phục vụ công chúng, người dân và du khách trong năm 2025. Ban tổ chức cho biết, trong tháng 2 (từ ngày 10-28/2), show diễn sẽ phát vé miễn phí cho người dân và du khách.
Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc ngày càng đông đảo của giới trẻ.
Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (Hà Nội) diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Đây chính là cái nôi điệu múa “Con đĩ đánh bồng” - một trong 10 điệu múa cổ của đất Thăng Long xưa, đặc biệt đây là điệu múa chỉ dành riêng cho nam giới.
Ngay những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, bức tranh kinh tế của Trung Quốc có nhiều gam màu tươi sáng từ những con số tăng trưởng ấn tượng của doanh thu phòng vé, khách nước ngoài nhập cảnh du lịch, hình thức du lịch-trải nghiệm văn hóa phi vật thể...
Từ ngày 3 đến 17/2 ( từ mồng 6 đến ngày 20 tháng Giêng), trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn diễn ra nhiều lễ hội vui Xuân đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc vùng cao.
Tháng 2/1943, tại Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng, Đề cương văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo được thông qua. Bản Đề cương được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, đã giải quyết những vấn đề cơ bản về tư tưởng, học thuật và mục tiêu, nhiệm vụ của nền văn hóa, tạo nền tảng ban đầu cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam mới.
Trong những năm qua, mối quan hệ Việt Nam với UNESCO tiếp tục được củng cố, với 4 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao UNESCO sang Việt Nam, đặc biệt chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Tô Lâm tới trụ sở UNESCO vào tháng 10/2024 đã đưa mối quan hệ trở thành hình mẫu về hợp tác sâu rộng, thực chất và hiệu quả, tranh thủ tri thức, nguồn lực của UNESCO cho phát triển bền vững đất nước.
Ngay từ rất sớm Ðảng ta đã nhận thức mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng giữa chính trị, kinh tế và văn hóa. Ðề cương văn hóa Việt Nam (năm 1943) đã nhấn mạnh "Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động".
Trầm trồ, tán dương là những cảm nhận chung của người xem khi thấy hàng trăm bộ cổ phục của Việt Nam dạo bước tại phố cổ. Trong những năm trở lại đây, những trang phục truyền thống được người trẻ mang trở lại cuộc sống hiện đại cho thấy vị trí của những "giá trị xưa" vẫn rất được quan tâm, yêu mến.
Ngày 14/1, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân thành phố Bến Tre, Hiệp hội Du lịch tỉnh và Hiệp hội Ẩm thực Xứ Dừa phối hợp tổ chức diễu hành xe đạp với chủ đề “Du lịch xanh”.
Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước, tỉnh Nghệ An đang tập trung huy động các nguồn lực từ xã hội nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao đồng bộ, hiện đại để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí và tập luyện thể dục thể thao của nhân dân ở cơ sở.
Trong tám nhiệm kỳ công tác liên tiếp, Thành ủy Hà Nội luôn dành một chương trình riêng về xây dựng văn hóa, con người. Việc nâng cao tri thức luôn được đồng hành với xây dựng đạo đức, lối sống, ứng xử.
Chiều 10/1, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương phối hợp Bảo tàng Mỹ thuật Việt Namtổ chức trưng bày chuyên đề “Xuân về qua sưu tập tranh dân gian Tứ Bình” và hoạt động trải nghiệm sắc xuân tại khuôn viên Bảo tàng Hải Dương.
Ngày 10/1, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, trao bằng công nhận 9 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch.
Theo thông tin từ Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, triển lãm “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025” sẽ diễn ra từ ngày 15/1 đến 21/1 (tức ngày 16 đến 22 tháng Chạp) tại Nhà hát Ca, Múa, Nhạc dân gian Việt Bắc (số 118 đường Chu Văn An, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên). Lễ khai mạc diễn ra vào 19 giờ tối 15/1.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm xây dựng đời sống văn hóa ở Hải Dương là xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu dân cư văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa. Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ gia đình văn hóa, làng, khu dân cư và cơ quan, đơn vị văn hóa ở Hải Dương đạt mức công nhận vượt tỷ lệ 90%. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư, đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu, vui chơi, giải trí cho nhân dân trong tỉnh.
Chiều 30/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định (thành phố Quy Nhơn) đã diễn ra lễ tổng kết ngành Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định với sự tham gia của các đại biểu, lãnh đạo tỉnh và các võ sư, huấn luyện viên, vận động viên tiêu biểu. Hội nghị tập trung đánh giá tình hình hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Sáng 25/12, ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổng kết công tác năm 2024; khen thưởng 47 tập thể, 51 cá nhân ở các huyện, thị xã, thành phố và 35 tập thể ngoài ngành có thành tích xuất sắc.