Quang cảnh hội thảo hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu

Ngày 3/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra hội thảo về chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Sự kiện do Cục Xúc tiến đầu tư và thương mại vùng Flanders (Vương quốc Bỉ) và Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường đồng tổ chức.
(Ảnh minh họa)

Triều cường ở ven biển phía Đông Nam Bộ có xu hướng giảm dần

Dự báo, trong 24-48 giờ tới, mực nước tại ven biển phía Đông Nam Bộ có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, các khu vực trũng, thấp ven biển, ven sông tại các tỉnh Vũng Tàu đến đông Cà Mau vẫn có thể xảy ra ngập úng. Người dân và chính quyền địa phương cần chủ động ứng phó triều cường, hạn chế di chuyển qua các khu vực ngập khi triều lên.
Ảnh minh họa.

Từ ngày 1-10/4, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long giảm dần

Dự báo, từ ngày 1-10/4, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức xấp xỉ và thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 4/2024. Người dân các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Ảnh minh họa.

Xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long tập trung từ ngày 28/3-2/4

Dự báo, các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung từ ngày 28/3-2/4, sau đó giảm dần; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ ngày 28/3-2/4 và 27/4-1/5, từ tháng 5 xâm nhập mặn giảm dần. Người dân các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Ảnh minh họa.

Mực nước triều ở ven biển Đông Nam Bộ có xu hướng giảm dần

Dự báo, từ chiều tối 3/3 đến ngày 4/3, ở ven biển các tỉnh từ Vũng Tàu đến Cà Mau có độ cao nước lớn từ 400-410cm. Thời gian xuất hiện nước lớn khoảng từ 0 giờ đến 4 giờ và từ 13 giờ đến 19 giờ hằng ngày. Trong 24-48 giờ tới, mực nước tại ven biển phía Đông Nam Bộ có xu hướng giảm dần.
Ảnh minh họa.

Từ ngày 21-25/2, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm

Dự báo, từ ngày 21-25/2, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm, sau đó tăng lại đến ngày cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức xấp xỉ và thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 2/2024. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Tiền Giang kiên quyết xử lý triệt để các vụ vi phạm đến hệ thống hạ tầng thủy lợi.

Tiền Giang kiên quyết xử lý các vụ vi phạm hạ tầng thủy lợi

Nhờ sự quan tâm đầu tư, đến nay, hệ thống hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tương đối hoàn chỉnh. Để phát huy hiệu quả đầu tư, quản lý tốt các công trình, địa phương đã và đang triển khai các giải pháp để bảo vệ hệ thống hạ tầng thủy lợi giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là vào mùa khô hạn hằng năm.
Từ ngày 21-31/1, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng dần vào cuối tuần. (Ảnh minh họa)

Năm 2025, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm

Dự báo, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2024-2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp để phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Ảnh minh họa.

Gió giật mạnh, sóng lớn và nguy cơ lốc xoáy trên nhiều vùng biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, chiều nay (14/1), ở trạm Phú Quý đã có gió giật cấp 7; trạm Huyền Trân có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Cảnh báo, tàu thuyền hoạt động trên biển đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.
Ảnh minh họa.

Cảnh báo vùng áp thấp gây lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn trên biển

Chiều nay (1/1), rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp đang gây gió giật cấp 7 ở trạm đảo Phú Quý; ở trạm Huyền Trân có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên biển  đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.
Biển xâm thực làm sạt lở vùng nuôi tôm của ngư dân và lấn sâu vào đất liền ở xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch.

Bờ biển sạt lở nghiêm trọng khiến người dân Quảng Bình bất an

Ba năm gần đây, nhất là từ sau cơn bão số 6 trong tháng 10 vừa qua, bờ biển xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình bị sạt lở nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân địa phương. Chính quyền các cấp ở địa phương đang gặp khó trong việc khắc phục tình trạng biển xâm thực mạnh, lấn sâu vào đất liền này.
Ảnh minh họa.

Tàu thuyền hoạt động trên biển đề phòng gió giật cấp 8-9, sóng cao 3-5m

Dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh, đêm 17 và ngày 18/12, trên nhiều vùng biển có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao từ 3-5m. Cảnh báo, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên biển đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.