Ðội ngũ nhà giáo là yếu tố quyết định đối với chất lượng giáo dục. Những yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay đòi hỏi người thầy không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Ðổi mới giáo dục cũng chính là cơ hội cho các nhà giáo đổi mới bản thân, vượt lên chính mình để dẫn dắt học sinh cập đến những bến bờ tri thức.
Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên.
Ngày 11/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Tập đoàn giáo dục EMG Education tổ chức Hội thảo “Một số giải pháp đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học ở Việt Nam”.
Trong bối cảnh công nghệ trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số hiện nay, khoảng cách thế hệ, biên giới địa lý và sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ đã không còn là rào cản. Vì vậy, việc thúc đẩy năng lực tiếng Anh của học sinh sẽ không còn chỉ gói gọn ở phương pháp học tập, mà còn phụ thuộc vào môi trường, tư duy thực hành.
Chiều 26/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa đàm "Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?" nhằm ghi nhận ý kiến cũng như đề xuất của các cơ quan chức năng, chuyên gia và nhà quản lý giáo dục về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tiên phong với nhiều giải pháp, mô hình tiến bộ, hiệu quả như mô hình lớp học thông minh, lớp học số, Đề án 5695 “Dạy và học các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam” tại các trường công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc dạy học tiếng Anh cho học sinh tiểu học yêu cầu những phương pháp và chiến lược đặc thù khác biệt so với việc dạy học cho học sinh lớn hơn. Các giải pháp như đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cho giáo viên, phát triển tài nguyên dạy học, áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, cung cấp hỗ trợ định kỳ và tăng cường đánh giá sẽ giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh tiểu học.
Thời gian gần đây, nhiều trung tâm dạy ngoại ngữ trên cả nước lựa chọn, tập trung vào một số phương pháp du nhập từ nước ngoài cho cả đối tượng giảng viên và học viên. Tuy nhiên, do vốn không chú trọng đặc điểm riêng của học viên Việt Nam hoặc chỉ hướng tới học viên trình độ cao, các phương pháp này thực tế đang "tăng độ khó" trong việc học ngoại ngữ của học sinh trung học phổ thông.
Các cơ sở giáo dục ở bậc tiểu học được khuyến khích thực hiện xã hội hoá theo tinh thần tự nguyện trong dạy học ngoại ngữ để tăng cường thời lượng học; khuyến khích dạy học ngoại ngữ qua các chủ đề Toán và Khoa học; dạy học một số môn học bằng tiếng nước ngoài.
Cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử tiếng Anh nhằm tìm kiếm và tôn vinh những giáo viên, sinh viên xây dựng, hình thành được bài giảng điện tử môn tiếng Anh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ngày 27/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phân hội Nghiên cứu và Giảng dạy tiếng Anh (VietTESOL) phối hợp Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị quốc tế VietTESOL.
Từ năm 2021 đến nay, Vĩnh Phúc luôn đứng trong tốp 10 tỉnh có điểm trung bình môn tiếng Anh cao nhất cả nước, đạt nhiều giải cao trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh. Rất nhiều giải pháp đổi mới đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc triển khai, từ xây dựng chính sách, đề án dạy học cho đến kỹ thuật luyện thi môn tiếng Anh.
Ðam mê, tận tụy với công việc, hết lòng vì học sinh, thời gian qua, cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy (trong ảnh), Hiệu trưởng Trường tiểu học Hạ Long cùng tập thể cán bộ, giáo viên không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước đưa nhà trường thành điểm sáng của ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, những thông tin trên mạng xã hội cho rằng Bộ chính thức phê duyệt sách giáo khoa môn tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 để “bỏ tiếng Anh bắt học sinh học tiếng Trung” là thông tin xuyên tạc. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý những hành vi sai phạm trên theo đúng quy định pháp luật.
Theo phương án mới được công bố, từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, Ngoại ngữ không còn là môn thi bắt buộc, mà trở thành một trong những môn thi tự chọn “bình đẳng” với các môn học khác. Điều này có khiến học sinh bỏ qua Ngoại ngữ, làm cho chất lượng dạy và học môn này trong các nhà trường bị ảnh hưởng?
Trong khuôn khổ Chiến dịch "Thanh niên tình nguyện hè" năm 2023, các chiều 1 và 2/7, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hệ thống Anh ngữ quốc tế AMES tổ chức chương trình Toán - tiếng Anh hè 2023 dành riêng cho học sinh tiểu học trên phạm vi cả nước.
Trong buổi thi môn Ngoại ngữ của kỳ thi vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2023-2024 của Hà Nội, đã có 3 thí sinh vi phạm quy chế thi do mang điện thoại vào phòng thi.
Theo nhận xét ban đầu của giáo viên về môn Tiếng Anh tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội, sẽ có thể nhiều thí sinh đạt điểm 9 do đề thi không có nhiều câu hỏi khó. Nhưng để đạt tới điểm 10 thí sinh cần phải có kiến thức mở rộng tốt.
Bài thi môn Tiếng Anh của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2023-2024 của Hà Nội gồm nhiều mã đề với 40 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài trong thời gian 60 phút. Dưới đây là gợi ý đáp án do các giáo viên thực hiện để thí sinh tham khảo.
Ngày 9/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum nhận được báo cáo tình hình triển khai Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024, nghi vấn lộ đề thi môn tiếng Anh kỳ thi trên và đề xuất 2 phương án xử lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh.
Hoàn toàn miễn phí và dành riêng cho học sinh tiểu học, "Sân chơi STEM Olympiad" là chương trình do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai trong mùa hè 2023, cụ thể hóa Chương trình Hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022-2030.
Sáng 1/11, tại Hà Nội, vòng chung kết Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ IV năm 2022 đã diễn ra với sự góp mặt của 15 thí sinh xuất sắc nhất, đã vượt qua gần 69 nghìn công chức, viên chức trẻ trên cả nước ở các vòng đấu trước đó.
Các hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh được lồng ghép tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục và giao tiếp, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Ngày 30/9, vòng chung kết cuộc thi tranh biện tiếng Anh dành cho cán bộ Đoàn, Hội, Đội năm 2022 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức trực tiếp tại Nhà Văn hóa thiếu nhi tỉnh Bình Thuận.
Tính đến tháng 9/2022, có 25 đơn vị đủ điều kiện thực hiện tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Ngày 13/9, Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức thành công Phiên giao dịch việc làm chuyên đề ngành luật và ngôn ngữ Anh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý trong xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng viên chức ngành giáo dục từ năm 2021 đến 2025, các địa phương ưu tiên tuyển dụng, tiếp nhận đối với giáo viên tiếng Anh, tin học cấp tiểu học.