Thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên trong nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên

NDO - Từ năm 2023 đến 2028, một dự án cấp quốc gia hướng đến xúc tiến Giải pháp dựa vào thiên nhiên (NbS) trong ngành nông nghiệp và chuyển đổi tập quán sản xuất sẽ triển khai ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên - hai vùng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Dự án hướng tới nâng cao năng lực thể chế, tăng cường quan hệ đối tác công-tư nhằm huy động đầu tư và sáng tạo của khu vực tư nhân để áp dụng NbS rộng rãi trong ngành nông nghiệp tại hai khu vực trên.
0:00 / 0:00
0:00
Dự án sẽ triển khai các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên trong nông nghiệp tại Tây Nguyên (Ảnh: SNV).
Dự án sẽ triển khai các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên trong nông nghiệp tại Tây Nguyên (Ảnh: SNV).

Ngày 25/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV tổ chức hội thảo tham vấn cấp quốc gia xây dựng dự án “Các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên trong nông nghiệp thông qua chuyển đổi khu vực tư nhân tại Việt Nam” (VN-ADAPT).

Dự án này được sự tài trợ của Sáng kiến Khí hậu quốc tế (IKI) thuộc Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu, Cộng hòa Liên bang Đức.

Thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên trong nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên ảnh 1

Đại biểu chia sẻ thông tin tại hội thảo. (Ảnh: SNV).

Chương trình có bốn đơn vị phối hợp thực hiện gồm: Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV, Trung tâm Quốc tế về quản lý môi trường (ICEM). Dự án triển khai trong giai đoạn từ năm 2023 đến 2028.

VN-ADAPT hướng đến xúc tiến Giải pháp dựa vào thiên nhiên (NbS) trong ngành nông nghiệp và chuyển đổi tập quán sản xuất với hai vùng trọng điểm là đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Dự án hướng tới nâng cao năng lực thể chế và tăng cường quan hệ đối tác công - tư nhằm huy động đầu tư và sáng tạo của khu vực tư nhân để áp dụng NbS rộng rãi trong ngành nông nghiệp tại hai vùng trên.

VN-ADAPT là một dự án cấp quốc gia hướng đến việc xúc tiến Giải pháp dựa vào thiên nhiên (NbS) trong ngành nông nghiệp và chuyển đổi tập quán sản xuất với vùng trọng điểm là hai cảnh quan dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu: đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Dự án hướng tới nâng cao năng lực thể chế và tăng cường quan hệ đối tác công - tư nhằm huy động đầu tư và sáng tạo của khu vực tư nhân để áp dụng NbS rộng rãi trong ngành nông nghiệp tại hai vùng trọng điểm nêu trên.

Với tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư trong ngành nông nghiệp thích ứng và bền vững hơn, hội thảo tham vấn cấp quốc gia nhằm cung cấp một diễn đàn để các bên liên quan thảo luận và đối thoại về vai trò và trách nhiệm nhằm bảo đảm sự phối hợp liên tục và bền vững trong việc lập kế hoạch và triển khai dự án.

Đây cũng là cơ hội để chia sẻ thông tin xây dựng dự án, xác định các cơ hội hợp tác. Từ đó, chương trình tập hợp ý kiến đánh giá, góp ý và đề xuất xây dựng, thiết kế dự án từ cấp trung ương và các tỉnh thuộc vùng trọng điểm của dự án cùng các bên liên quan.

Trong giai đoạn tiếp theo, dự án VN-ADAPT sẽ tập trung vào xây dựng quan hệ đối tác đa bên trong nông nghiệp bền vững và NbS; xây dựng khung pháp lý và chính sách cho NbS/EbA (thích ứng dựa vào hệ sinh thái); đồng thời huy động đầu tư và sáng tạo trong khối tư nhân để áp dụng NbS trong nông nghiệp.

Các hoạt động của dự án VN-ADAPT dự kiến sẽ mang lại nhiều đồng lợi ích về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính trong các hệ thống sản xuất lương thực thực phẩm; bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học và hệ sinh thái; nâng cao sinh kế cho người dân địa phương. Đồng thời, mục tiêu là hướng đến bình đẳng giới và trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong chuỗi giá trị nông nghiệp cũng như huy động tài chính công-tư trong các hoạt động nông nghiệp thông minh thích ứng với khí hậu.

Các hoạt động của dự án VN-ADAPT dự kiến sẽ mang lại nhiều đồng lợi ích về nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính trong các hệ thống sản xuất lương thực thực phẩm; bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học và hệ sinh thái; nâng cao sinh kế cho người dân địa phương.


Đồng thời, mục tiêu là hướng đến bình đẳng giới và trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong chuỗi giá trị nông nghiệp cũng như huy động tài chính công-tư trong các hoạt động nông nghiệp thông minh thích ứng với khí hậu.

Quản lý Chương trình Nông nghiệp tại SNV Việt Nam Richard Rastall nhấn mạnh: “Với tư cách là các đối tác phát triển tại Việt Nam, chúng tôi cam kết hỗ trợ mạnh mẽ đối với đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên trong việc áp dụng các giải pháp thông minh dựa vào thiên nhiên, nhằm nâng cao khả năng chống chịu với khí hậu của người dân và sinh kế của họ, cải thiện hệ thống sản xuất nông nghiệp, chuỗi giá trị và kết nối khu vực. Hội thảo tham vấn lần này là một cột mốc quan trọng trong việc hoàn thiện giai đoạn thiết kế để chuyển tới giai đoạn tiếp theo của dự án. Đây cũng là nỗ lực chung của các tổ chức phát triển trong việc thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ Việt Nam, thúc đẩy đầu tư mang tính vùng và liên tỉnh”.

Ông Richard Rastall hy vọng, hội thảo sẽ đóng vai trò là mối liên kết chiến lược giữa Trung ương và địa phương, bảo đảm sự thành công của VN-ADAPT.