Bắc Kạn đã tính toán số lượng cụ thể số lượng cán bộ trẻ để có giải pháp tháo gỡ bất cập trong thời gian tới.
Nhiều khó khăn từ thực tiễn
Pác Nặm là huyện vùng cao, khó khăn của tỉnh Bắc Kạn với 10 đơn vị hành chính xã. Khi mới thành lập vào năm 2003, để có đủ số lượng cán bộ, bên cạnh việc tuyển mới, lực lượng chính là điều động từ các huyện. Sau 20 năm, phần lớn đội ngũ cán bộ trẻ thời đó đã trưởng thành, chuyển công tác. Thời gian qua, tình trạng cán bộ, công chức xã bỏ việc để đi xuất khẩu lao động diễn ra phổ biến.
Từ năm 2022 tới nay, huyện có 7 cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã giữ các chức danh xin nghỉ việc. Mỗi chức danh chỉ có một vị trí việc làm cho nên đã ảnh hưởng tới công tác chuyên môn và cả lộ trình quy hoạch, đào tạo cán bộ trẻ của hệ thống chính trị cấp xã.
Đoàn viên, thanh niên xã Cổ Linh (Pác Nặm) giúp người dân đổ bê-tông sân nhà văn hóa thôn Bản Nghè. (Ảnh: HƯƠNG DỊU) |
Cán bộ bỏ việc đã ảnh hưởng nhiều tới công tác chuyên môn. Huyện đã có chủ trương tiếp nhận cán bộ, nhưng hiện tại vẫn chưa khắc phục được hết.
Quách Xuân Khoanh, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Pác Nặm
Theo Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Pác Nặm Quách Xuân Khoanh, cán bộ bỏ việc đã ảnh hưởng nhiều tới công tác chuyên môn. Huyện đã có chủ trương tiếp nhận cán bộ, nhưng hiện tại vẫn chưa khắc phục được hết. Nhiều năm nay, số lượng biên chế của địa phương đã được tỉnh giao ở mức tối thiểu.
Khi Trung ương quy định giảm 10% số lượng cán bộ hiện có thì từ số lượng tối thiểu tiếp tục phải giảm thêm đã khiến cho việc hoạt động của các đơn vị gặp khó khăn. Chỗ thiếu người làm muốn tuyển mới cán bộ, nhưng tuyển rồi thì lại phải tinh giản theo quy định.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn trò chuyện với thanh, thiếu nhi và đồng bào dân tộc thiểu số tại di tích Coỏng Tát (huyện Ngân Sơn), nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Bắc Kạn. (Ảnh: TUẤN SƠN) |
Theo thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Kạn (thời điểm tháng 8/2022), trong số 13.197 cán bộ hiện có, số cán bộ trẻ là 6.471 người, chiếm 49%.
Khó khăn trong tạo nguồn, bố trí cán bộ trẻ đang là điểm chung của các đơn vị, địa phương của Bắc Kạn. Tại huyện Chợ Đồn, tỷ lệ cán bộ được quy hoạch cấp ủy, quy hoạch và đảm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý trong một số cơ quan, đơn vị, nhất là các xã, thị trấn còn thấp. Trong số 90 cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý diện không thuộc Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý thì chỉ có 12 cán bộ trẻ. Trong số 95 cán bộ, công chức chưa giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì hiện còn tới 60 người là cán bộ trẻ.
Theo thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Kạn (thời điểm tháng 8/2022), trong số 13.197 cán bộ hiện có, số cán bộ trẻ là 6.471 người, chiếm 49%. Số cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý hiện là 256 người, trong đó, có bốn cán bộ trẻ, chiếm 1,56%. Số cán bộ đang giữ chức vụ không thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý là 1.716 người, trong đó có 343 cán bộ trẻ, chiếm gần 20%.
Theo thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Kạn (thời điểm tháng 8/2022), trong số 13.197 cán bộ hiện có, số cán bộ trẻ là 6.471 người, chiếm 49%. Số cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý hiện là 256 người; trong đó, có 4 cán bộ trẻ, chiếm 1,56%. Số cán bộ đang giữ chức vụ không thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý là 1.716 người, trong đó có 343 cán bộ trẻ, chiếm gần 20%.
Đội ngũ cán bộ xã của Bắc Kạn hiện có 441 cán bộ trẻ, chiếm hơn 20%. Bắc Kạn hiện còn 9.052 cán bộ chưa giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, trong đó có 5.683 cán bộ trẻ, chiếm hơn 62%.
Tỉnh ủy Bắc Kạn đánh giá, tỷ lệ cán bộ trẻ được quy hoạch cấp ủy, quy hoạch và đảm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị còn thấp. Lãnh đạo chủ chốt một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa bảo đảm cơ cấu ba độ tuổi. Tỷ lệ cán bộ trẻ ở Bắc Kạn tăng chậm, thiếu bền vững và chưa đạt yêu cầu đề ra. Cấp càng cao thì tỷ lệ cán bộ trẻ tham gia cấp ủy, làm lãnh đạo, quản lý càng thấp.
Trước Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025, nhân sự cán bộ trẻ được giới thiệu để bầu vào Ban Chấp hành thì đủ số lượng, tuy nhiên kết quả chỉ có một cán bộ trẻ là Bí thư Tỉnh đoàn trúng cử và sau đại hội một thời gian ngắn đồng chí này cũng quá tuổi cán bộ trẻ.
Đoàn viên, thanh niên hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công tại Trung tâm hành chính công của tỉnh. (Ảnh: THU TRANG) |
Nguyên nhân được Tỉnh ủy Bắc Kạn chỉ ra là do việc quán triệt, tổ chức thực hiện của một số cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu còn thiếu quyết liệt. Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ trẻ chưa thường xuyên.
Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ trẻ chưa thường xuyên. Vẫn còn biểu hiện thiếu tin tưởng, chưa mạnh dạn bố trí, giao việc, tạo điều kiện để cán bộ trẻ được thử thách, rèn luyện. Đồng thời, nhiều cán bộ trẻ tuy được đào tạo cơ bản, nhưng năng lực chuyên môn và khả năng lãnh đạo, quản lý còn hạn chế.
Vẫn còn biểu hiện thiếu tin tưởng, chưa mạnh dạn bố trí, giao việc, tạo điều kiện để cán bộ trẻ được thử thách, rèn luyện.
Đồng thời, nhiều cán bộ trẻ tuy được đào tạo cơ bản, nhưng năng lực chuyên môn và khả năng lãnh đạo, quản lý còn hạn chế.
Theo Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Kạn Đặng Thị Thu Trang, do biên chế ngày càng giảm, việc đào tạo, giới thiệu, xem xét quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ trẻ khó khăn.
Thời gian qua, mặc dù nhiều đơn vị, địa phương có nhu cầu tuyển biên chế mới, nhưng có những vị trí rất ít người ứng tuyển; nhiều đơn vị không tuyển đủ theo số lượng biên chế được giao, trong khi đó, nguồn lực để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ của tỉnh rất hạn chế.
Chú trọng tạo nguồn, quy hoạch và đào tạo
Theo số liệu của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Kạn, dự báo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý đầu nhiệm kỳ 2025-2030 sẽ có 3.234 cán bộ trẻ, trong đó, có hơn 21% là nam và hơn 78% là nữ. Số dự báo nguồn cán bộ trẻ này đến năm 2025 sẽ có độ tuổi dưới 40.
Dự báo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý đầu nhiệm kỳ 2025-2030 của Bắc Kạn sẽ có 3.234 cán bộ trẻ, trong đó, có hơn 21% là nam và hơn 78% là nữ. Số dự báo nguồn cán bộ trẻ này đến năm 2025 sẽ có độ tuổi dưới 40.
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Kạn)
Trong bối cảnh tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức bỏ việc tăng; tinh giản biên chế mạnh mẽ; khó khăn trong tuyển dụng biên chế; thiếu nguồn lực thu hút nhân tài thì tỷ lệ dự báo hiện có đang đặt ra nhiều thách thức cho Bắc Kạn.
Theo Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Chợ Đồn, Hoàng Văn Lăng, tổng số cán bộ trẻ của huyện hiện là 767 người, chiếm hơn 52% tổng số cán bộ.
Để bảo đảm công tác cán bộ có tính kế thừa, đồng bộ, huyện đang chỉ đạo thực hiện phấn đấu tỷ lệ cán bộ trẻ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2025-2030 của cấp huyện đạt từ 15% trở lên, cấp cơ sở đạt từ 30% trở lên.
Bắc Kạn sớm thực hiện sát hạch trong bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý. (Trong ảnh: Hội đồng Tư vấn của Tỉnh ủy Bắc Kạn xem xét chương trình hành động ứng viên bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh). (Ảnh: NÔNG VUI) |
Để khắc phục tình trạng có biên chế nhưng không có người, ảnh hưởng tới công việc chuyên môn và lộ trình xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, Bắc Kạn đã có những chỉ đạo quyết liệt. Cuối tháng 8/2023, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, đề xuất nhu cầu tuyển dụng hết số biên chế được giao năm 2023.
Huyện đang chỉ đạo thực hiện phấn đấu tỷ lệ cán bộ trẻ tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2025-2030 của cấp huyện đạt từ 15% trở lên, cấp cơ sở đạt từ 30% trở lên.
Hoàng Văn Lăng, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Chợ Đồn
Đối với các nơi còn biên chế nhưng không đăng ký nhu cầu tuyển dụng, tỉnh sẽ thu hồi biên chế để bố trí cho các đơn vị, địa phương khác. Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các đảng bộ hằng năm tổng hợp, rà soát các trường hợp cấp ủy, cán bộ lãnh đạo, quản lý về hưu, chuyển công tác để tham mưu công tác điều động, luân chuyển, bổ nhiệm kịp thời. Công tác điều động, luân chuyển là giải pháp song hành với tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ.
Tỉnh ủy ban hành Đề án số 04-ĐA/TU ngày 12/8/2022 về tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số giữ chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Đề án 04 đề ra 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp là phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý; lựa chọn cán bộ; thực hiện các khâu trong công tác cán bộ.
Các giải pháp cụ thể từ tuyển dụng, tiếp nhận cho tới quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Khi đã có danh sách cán bộ tạo nguồn, trường hợp phải giới hạn số lượng thì lựa chọn ưu tiên cán bộ trẻ theo thứ tự, như: đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc tế; các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; giải thưởng cá nhân tại các cuộc thi sáng tạo khoa học-kỹ thuật quốc tế.
Bắc Kạn phấn đấu đến đến năm 2025, tỷ lệ cán bộ trẻ là lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành và tương đương đạt từ 5% trở lên. (Trong ảnh: Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn kiểm tra dự án chế biến khoáng sản tại Chợ Đồn). (Ảnh: THU TRANG) |
Tỉnh hỗ trợ chính sách cho cán bộ luân chuyển đối với trường hợp cán bộ trong danh sách tạo nguồn chưa giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động về cấp dưới để bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý.
Bắc Kạn phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ cán bộ trẻ là lãnh đạo chủ chốt các sở, ban, ngành và tương đương đạt từ 5% trở lên; đến năm 2030 đạt từ 15% trở lên. Tỷ lệ cán bộ trẻ giữ chức vụ lãnh đạo không thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2025 đạt từ 22% trở lên; đến năm 2030 đạt từ 25% trở lên.
Mỗi huyện, thành phố và Đảng ủy Các cơ quan tỉnh có ít nhất 2 cán bộ trẻ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt và ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp huyện nhiệm kỳ 2025-2030.
Công tác tạo nguồn cán bộ trẻ muốn thành công thì cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Quan điểm xuyên suốt là nỗ lực nhưng không phải bằng mọi giá, cán bộ trẻ nhưng phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn và chứng minh được năng lực trong thực tiễn, được tín nhiệm.
Đặng Thị Thu Trang, Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Kạn
Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Kạn, Đặng Thị Thu Trang cho biết thêm, công tác tạo nguồn cán bộ trẻ muốn thành công thì cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Quan điểm xuyên suốt là nỗ lực nhưng không phải bằng mọi giá, cán bộ trẻ nhưng phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn và chứng minh được năng lực trong thực tiễn, được tín nhiệm.