Tăng sức hút cho phố ẩm thực Tống Duy Tân

Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, phố ẩm thực Tống Duy Tân được khoác lên mình chiếc áo mới khang trang, sạch đẹp và giàu chất văn hóa. Đây là kết quả của Dự án chỉnh trang Tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm triển khai. Thông qua dự án, quận Hoàn Kiếm mong muốn biến tuyến phố này thành điểm nhấn du lịch, thúc đẩy kinh tế đêm, công nghiệp văn hóa.
Thành phố Hà Nội trang hoàng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: SƠN TÙNG

Tầm nhìn cho thành phố sáng tạo kết nối toàn cầu

Ngày đầu của năm mới 2025 cũng là ngày Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức có hiệu lực. Cơ hội lớn, nhưng kèm với đó là thách thức lớn. Hà Nội là Thủ đô, là nơi hội tụ của những trầm tích văn hóa nghìn năm. Bởi thế, kỷ nguyên mới với Hà Nội là kỷ nguyên của kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống, đưa thành phố trở thành đô thị kết nối toàn cầu.
Học sinh Trường tiểu học Xuân La (quận Tây Hồ) tìm hiểu di tích đình Xuân La.

Hà Nội xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh

Những thay đổi của cuộc sống, biến động về thành phần cư dân khiến nếp ứng xử thanh lịch, văn minh của người Hà Nội có những biến đổi và đứng trước nhiều thách thức. Xác định đây là nhiệm vụ đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, Thành ủy Hà Nội đã triển khai một Chương trình công tác riêng về xây dựng văn hóa, con người, trong đó, chú trọng bồi đắp nếp ứng xử thanh lịch, văn minh từ sớm cho thế hệ trẻ, đề cao yếu tố sáng tạo trong triển khai. Từ đó, nhiều nét đẹp xưa được khôi phục, những nét đẹp mới trong ứng xử được hình thành.
Vẻ đẹp trầm mặc của Ô Quan Chưởng luôn thu hút khách du lịch.

Cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội

Trong ca khúc "Tiến về Hà Nội", nhạc sĩ Văn Cao đã viết: "Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về…", những cửa ô của Hà Nội được nhiều người coi là biểu tượng của chiến thắng. Hà Nội ngày nay còn duy nhất cửa Ô Quan Chưởng. Đây là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Hoàng thành Thăng Long - Nơi hội tụ các giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc

Hoàng thành Thăng Long - Nơi hội tụ các giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc

Di sản Văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là biểu tượng của lịch sử-văn hóa Đại Việt qua nhiều thế kỷ. Đây là nơi triều đình quân chủ thời xưa bàn bạc, ban hành những quyết sách quan trọng của đất nước, nơi chứng kiến những thăng trầm qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nơi hội tụ những nét tinh hoa kiến trúc-mỹ thuật của dân tộc… Những công trình kiến trúc từ xa xưa; những dấu tích kiến trúc và những hiện vật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long là niềm tự hào vô giá của Thăng Long-Hà Nội nói riêng, của nước Việt Nam nói chung.
Thành phố Hà Nội tặng Thành phố Hồ Chí Minh phiên bản trống đồng Cổ Loa.

Trưng bày di sản Thăng Long - Hà Nội tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ chương trình "Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh", ngày 23/8, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Trưng bày chuyên đề "Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau" và Trưng bày "Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam" tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Sôi nổi Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc

Dù mới diễn ra ở cấp quận, huyện, nhưng Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc diễn ra rất sôi nổi, hấp dẫn. Với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long-Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, cuộc thi là một trong những nội dung quan trọng hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Quy hoạch tạo cơ hội mới, giá trị mới để phát triển Thủ đô

Ngày 24/5, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Bộ Chính trị cơ bản thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch; đồng thời, lưu ý nhấn mạnh bảy nội dung.
Quy hoạch thủ đô phải bảo đảm tính kế thừa và phát triển, có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược

Tầm nhìn mới-tư duy mới phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Ngày 24/5, Ban Chấp hành Trung ương đã có văn bản số 80-KL/TW kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Bộ Chính trị cơ bản thống nhất với các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn và nội dung chủ yếu của các quy hoạch. Đồng thời, lưu ý nhấn mạnh một số nội dung.
Giữ vững vị trí đầu tàu, vai trò động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước

Giữ vững vị trí đầu tàu, vai trò động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính (2008-2023), thủ đô Hà Nội đã phát triển một cách nhanh chóng, vượt bậc và gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, tiếp tục giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của cả nước.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cùng các đại biểu tham quan trưng bày về văn hóa Hà Nội.

Cần cơ chế để phát huy tốt hơn nữa nguồn lực văn hóa của Thủ đô

Nhằm nhận diện, chuyển hóa nguồn lực văn hóa để phát triển kinh tế, xã hội, thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô “Văn hiến-Văn minh-Hiện đại”. Thành phố mong muốn các nhà khoa học đóng góp những ý kiến thiết thực, nhất là các giải pháp về cơ chế, chính sách để khai thác, phát huy tốt hơn nữa nguồn lực văn hóa Thủ đô.