Trong 2 tháng đầu năm, các điểm đến, di tích, danh thắng của Quảng Ninh đón hơn 3,7 triệu lượt khách du lịch, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách quốc tế đạt 740.000 lượt, tổng thu từ du lịch hơn 8.300 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, lượng khách du lịch tàu biển đến Quảng Ninh ngày càng tăng và sôi động trở lại là cơ hội để Quảng Ninh khai thác hiệu quả dòng khách này trong thời gian tới.
Ngày 24/01, Khánh Hòa đón chuyến tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cập Cảng quốc tế Cam Ranh, với 1.200 du khách, đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngày 24/12, Trung tâm tình huống và khủng hoảng Bộ Ngoại giao Nga (DSCC) đăng trên kênh Telegram xác nhận tàu chở hàng Ursa Major của Nga đã bị chìm ở vùng biển quốc tế của Địa Trung Hải sau một vụ nổ trong phòng máy. Trong số 16 thành viên thủy thủ đoàn, 14 người đã được cứu sống, còn 2 người hiện đang mất tích.
Du lịch bằng tàu biển đã tồn tại lâu năm và được khai thác nhiều ở các quốc gia phát triển. Theo Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), du lịch tàu biển có doanh thu cao hơn 40% so với du lịch bằng đường hàng không hay đường bộ.
Với hạ tầng giao thông đa dạng, đồng bộ, hiện đại, gồm cả đường hàng không, đường biển, hệ thống cao tốc xuyên tỉnh, đặc biệt là có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt duy nhất cả nước), Quảng Ninh có lợi thế đón các tàu biển du lịch quốc tế đến Hạ Long. Bước vào mùa du lịch tàu biển năm nay, tỉnh đã liên tiếp đón nhiều tàu du lịch quốc tế hạng sang cập cảng mang theo hàng nghìn du khách.
Làm thế nào để cách tiếp cận “thiết kế và tĩnh không” cầu Thủ Thiêm 4 đặt vị trí cây cầu trên tổng thể của cả dòng sông Sài Gòn, cụ thể là khu vực cảng Nhà Rồng-Khánh Hội nhằm vừa không đánh mất giá trị về lịch sử, văn hóa vừa gắn với mục tiêu phát triển xứng tầm nền kinh tế sông nước hàng trăm năm của Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề được bàn luận, trăn trở, kỳ vọng mà các chuyên gia về quy hoạch, lịch sử, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nêu ra tại hội thảo “Ảnh hưởng của tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 đến tiềm năng phát triển du lịch khu vực cảng Sài Gòn” do Báo Nhân Dân tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 18/8.
Thời gian gần đây, lượng khách đến các tỉnh khu vực miền trung tăng lên gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2022, nhưng chủ yếu là khách nội địa, cho nên nguồn thu từ du lịch, dịch vụ còn khiêm tốn. Do vậy, việc tiếp tục tái cấu trúc lại ngành du lịch, tháo gỡ các khúc mắc để đón du khách, nhất là khách quốc tế là vấn đề đặt ra đối với các địa phương.
Nha Trang-Khánh Hòa có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch tàu biển. Tuy nhiên, hiện nay, du lịch tàu biển tại Khánh Hòa đang gặp nhiều khó khăn. Tỉnh đang tập trung thực hiện nhiều nhóm giải pháp, nhằm khai thác hiệu quả nguồn lợi quý giá này.
Ngày 8/8, Tập đoàn Hòa Phát cho biết, để thực hiện chiến lược phát triển đội tàu biển phục vụ nhu cầu vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm của Tập đoàn, đơn vị vừa ký kết với Nhà máy đóng tàu Hạ Long (Quảng Ninh) đóng 2 tàu chở hàng tải trọng 24.500 tấn.
Ngày 7/8, Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine xác nhận, tàu chở hàng đầu tiên đã cập cảng Chornomorsk nước này ở biển Đen, sau hơn 5 tháng gián đoạn hoạt động do ảnh hưởng của xung đột.
Sau hơn 5 giờ mắc kẹt ở gầm cầu Hoàng Văn Thụ - cây cầu lớn, hiện đại bắc qua sông Cấm (thành phố Hải Phòng) do sự cố, tàu biển Outrivaling 3 mang quốc tịch Hồng Công (Trung Quốc) có trọng tải 12.000 DWT đã được kéo ra ngoài an toàn.
Chiều 21/4, một sự cố nguy hiểm xảy ra trên sông Cấm (thành phố Hải Phòng) đã uy hiếp sự an toàn của cầu Hoàng Văn Thụ - cây cầu lớn, hiện đại nối trung tâm thành phố Hải Phòng với huyện Thủy Nguyên.
Hàng loạt mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối diện với khó khăn trong xuất khẩu trước tình trạng thiếu container rỗng. Do đó, nhiều doanh nghiệp (DN) buộc phải dời kế hoạch xuất hàng cho đơn hàng cũ và từ chối đơn hàng mới vì không thể giao đúng theo hợp đồng.