Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang biểu dương tinh thần nỗ lực của các lực lượng chức năng và chính quyền các cấp trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Phó Thủ tướng đặc biệt đánh giá cao mô hình, cách làm hay của Bắc Ninh, Gia Lai và Thành phố Hồ Chí Minh, đã mang lại những kết quả tích cực bước đầu, thể hiện rất rõ sự nghiêm túc trong tổ chức thực hiện. Các địa phương khác cần tham khảo, nghiên cứu nhân rộng mô hình này và chia sẻ kinh nghiệm triển khai với các địa phương khác.
Các địa phương nêu tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu; xem xét đưa nội dung an toàn giao thông cho học sinh trở thành một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của các trường; gắn việc triển khai mô hình với kiểm tra, giám sát đột xuất, thực chất để tạo chuyển biến mạnh mẽ, thực chất trong bảo đảm an toàn giao thông cho học sinh.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang. |
“Tình hình tai nạn giao thông liên quan đến học sinh đã để lại những hậu quả nặng nề đối với các em, gia đình và xã hội. Việc bảo đảm an toàn cho học sinh góp phần xây dựng thế hệ công dân Việt Nam trong tương lai chấp hành tốt pháp luật, ứng xử văn minh khi tham gia giao thông, bảo vệ nguồn lực tương lai cho đất nước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, Mặt trận, các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội có sự quan tâm, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cho các em học sinh về an toàn giao thông, bởi đây là nội dung rất sát sườn với mọi người, mọi nhà.
Học sinh là đối tượng cần sự quan tâm của toàn xã hội vì đây là đối tượng ưu tiên, đòi hỏi có những biện pháp bảo đảm an toàn hơn nữa cho học sinh.
Học sinh là đối tượng cần sự quan tâm của toàn xã hội vì đây là đối tượng ưu tiên, đòi hỏi có những biện pháp bảo đảm an toàn hơn nữa cho học sinh, trong đó có việc phát huy vai trò của đoàn-đội, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, tổ chức tốt giao thông từ cổng trường, nhất là những trường học được xây dựng trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Theo Thứ trưởng Công an Nguyễn Văn Long, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông hiện nay ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp, nhất là hiện tượng không đội mũ bảo hiểm, đi dàn hàng ngang, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, gây rối công cộng, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện, đặc biệt là điều khiển phương tiện khi chưa có giấy phép lái xe.
An toàn trên đường đến trường cho các em học sinh
Từ ngày 15/12/2022 đến ngày 14/10/2023, cả nước đã xảy ra 881 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh (từ 6-18 tuổi), làm chết 490 người, bị thương 827 người. Các vụ xảy ra do nhiều nguyên nhân, như đi không đúng phần đường, làn đường quy định (chiếm 21,41%); không chú ý quan sát (19,39%); chuyển hướng không đúng quy định (11,77%); tránh, vượt không đúng quy định (7,06%); sử dụng rượu bia (2,69%); không chấp hành biển báo,…
Dự án “Giảm tốc độ - Trường học an toàn” tại thành phố Pleiku (Gia Lai) đã giúp ý thức của người tham gia giao thông cũng như phụ huynh và học sinh thay đổi rõ rệt. |
Để hạn chế tình trạng tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, nhiều địa phương như Bắc Ninh, Gia Lai,... đã có những mô hình rất sáng tạo gắn liền với việc tổ chức kiểm tra, giám sát đột xuất để kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm, bảo đảm việc triển khai các mô hình thực chất.
Các cơ quan Trung ương và địa phương kiến nghị cần có hệ thống quy định của riêng của pháp luật về phương tiện đưa đón học sinh theo kinh nghiệm của nước ngoài, trong đó có Hoa Kỳ; có chính sách miễn giảm thuế đối với xe phục vụ đưa đón học sinh; tăng hình phạt có tính đến yếu tố vùng miền; và có thể tính toán thí điểm việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho học sinh.