Sơ chế bưởi xuất khẩu tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Vina T&T.

Rau quả xuất siêu gần 4 tỷ USD

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tính từ ngày 1/9 đến 20/9/2024, xuất khẩu rau quả cả nước ước đạt 920,380 triệu USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt hơn 5,6 tỷ USD, tăng 33,9% so với cùng kỳ năm 2023 và bằng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2023.
Sau khi Nghị định thư được ký có hiệu lực đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các doanh nghiệp, người dân và địa phương trong việc triển khai tổ chức sản xuất cũng như xuất khẩu.

Nhiều cơ hội, thách thức xuất khẩu sầu riêng vào thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn trên thế giới. Việc mở cửa thị trường này nhằm tận dụng được lợi thế của thị trường Việt Nam tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành sầu riêng cấp đông Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, cần nhận diện đầy đủ để đối phó, đặc biệt là vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.
Thái Lan tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát để giữ vững vị thế là nhà xuất khẩu sầu riêng lớn nhất sang Trung Quốc. (Ảnh: ĐINH TRƯỜNG)

Thái Lan tăng cường giám sát xuất nhập khẩu sầu riêng

Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đang tiến hành điều tra 12 đơn vị xuất khẩu sầu riêng sau khi phía Trung Quốc cho biết đã phát hiện chất cadmium trong sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan. Đồng thời, lực lượng chức năng của Thái Lan cũng tích cực theo dõi sau khi xuất hiện thông tin về tình trạng nhập khẩu sầu riêng tươi bất hợp pháp vào nước này.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 32.785ha sầu riêng, đứng thứ 2 cả nước sau Tiền Giang.

Đắk Lắk tăng cường quản lý hoạt động thu mua, xuất khẩu sầu riêng

Chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là bước vào chính vụ thu hoạch sầu riêng ở Đắk Lắk. Hiện nay, giá sầu riêng đang ở mức cao và việc thu mua tiêu thụ, xuất khẩu khá thuận lợi nên có khá nhiều doanh nghiệp, đơn vị ngoài tỉnh đến địa bàn Đắk Lắk thu mua, xuất khẩu sầu riêng. Để ngăn chặn tình trạng tranh mua, tranh bán, bảo kê, ép giá và trộm cắp, gian lận mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu, ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sầu riêng của tỉnh và an ninh trật tự trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 6748/UBND-NNMT về việc quản lý hoạt động thu mua, xuất khẩu sầu riêng vụ mùa 2024.
Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc được kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2024.

Kỳ vọng tăng mạnh xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Năm 2024, Trung Quốc vẫn được xác định là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trọng điểm của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng cao. Ngoài các mặt hàng thế mạnh như rau quả, thủy sản, các doanh nghiệp đang tập trung tăng thị phần các mặt hàng còn nhiều tiềm năng như cao-su, hạt tiêu, sắn…
Theo quy hoạch, đến năm 2025, Ðắk Nông phát triển 5.000 ha sầu riêng, nhưng hiện đã lên tới khoảng 6.500 ha.

Đắk Nông khuyến cáo không mở rộng diện tích sầu riêng

Những năm gần đây giá sầu riêng luôn ổn định ở mức cao, nhất là từ khi được nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc thì nhiều người dân ở tỉnh Ðắk Nông đã ồ ạt mở rộng diện tích, thậm chí chặt bỏ một số cây trồng để chuyển sang trồng mới sầu riêng. Thực trạng này khiến cho thị trường cây giống khan hiếm, mất kiểm soát, phá vỡ quy hoạch, tiềm ẩn rủi ro lớn cho người trồng nếu giá sầu riêng đảo chiều và cung vượt cầu.
Sầu riêng được tập kết tại một doanh nghiệp ở xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang), chờ đóng thùng xuất đi Trung Quốc.

Chuẩn bị xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc

Thông tin sầu riêng tươi được xuất sang thị trường Trung Quốc từ ngày 27/7 làm nông dân, thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng rất phấn khởi. Chính quyền địa phương và nông dân các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre đã chuẩn bị các thủ tục về mã code vùng trồng cũng như các điều kiện khác để những lô sầu riêng đầu tiên được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tiềm năng này.