Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng được giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, du lịch, tiêu dùng nhằm hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa, hàng hóa đặc biệt góp phần quan trọng trong sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh kinh tế số ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới, yêu cầu về quản lý thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Các quy định trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) và Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) mà Bộ Tài chính xây dựng, được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề quản lý thuế đang tồn tại, đồng thời tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2025/NĐ-CP ngày 2/4/2025 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025.
Bộ Tài chính vừa trình dự thảo nghị định về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), với đề xuất mở rộng đối tượng được giảm thuế suất 2% so với Nghị quyết 43/2022/QH15 và kéo dài thời gian áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến ngày 31/12/2026 - trở thành đợt giảm thuế giá trị gia tăng quy mô lớn nhất từ trước đến nay, nhằm kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2024 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 gồm 4 chương, 18 điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Ngoài những nội dung kế thừa quy định Luật hiện hành, những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung chủ yếu liên quan tới người nộp thuế, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, giá tính thuế, thuế suất, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh, việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thuộc thẩm quyền của Quốc hội và là vấn đề phải xử lý cấp bách, do đó Quốc hội đã xử lý ngay vấn đề thuộc thẩm quyền.
Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV mới được thông qua, Quốc hội đồng ý tiếp tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.
Theo đại biểu Quốc hội, nên giữ nguyên mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, phim ảnh như hiện nay để tiếp tục tạo điều kiện đưa công nghiệp văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội.
Đông Nam Bộ là khu vực có nhiều cây công nghiệp chủ lực lớn nhất nước như: Điều, cao-su, hồ tiêu và cây ăn trái. Đây đều là những cây trồng có sản phẩm xuất khẩu thuộc tốp đầu, mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam. Vì thế, người dân và doanh nghiệp ở Đông Nam Bộ rất quan tâm đến chất lượng và giá cả các loại phân bón bởi đây là vật tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp.
Sáng 29/8, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó đề xuất đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Nhấn mạnh việc xác định lộ trình tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng, thận trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện còn nhiều khó khăn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cân nhắc không quy định lộ trình tăng thuế trong Luật mà giao Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Ngày 30/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2024/NÐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội.
Đề cập đến Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), một trong số các nội dung được các đại biểu Quốc hội đề cập là việc cần làm rõ nội dung dịch vụ tài chính phái sinh trong dự thảo luật.
Đồng tình với việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng để phù hợp với những thay đổi trong tình hình mới, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc sửa đổi luật lần này không nên đặt mục tiêu tăng thu ngân sách nhà nước, thay vào đó có thể nghiên cứu thuế tài sản và thuế bảo vệ môi trường để tăng thu.
Theo đại biểu Quốc hội, cả 2 phương án áp dụng mức thuế VAT 5% và 0% đối với phân bón đều mang lại lợi ích và tác động nhất định, do đó cần tiếp tục tính toán kỹ lưỡng lợi ích chi phí của 2 phương án để Quốc hội có thêm cơ sở lựa chọn phương án tối ưu.
Góp ý vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến việc dự thảo quy định áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% đối với phân bón và kiến nghị cân nhắc việc áp dụng mức thuế suất này.
Theo Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, hiện nhiều nước đã bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ để bảo vệ nguồn thu, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, các đại biểu Quốc hội bày tỏ mong muốn Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tiến hành nhiều biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Đối với các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dây dưa kéo dài, các địa phương cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nếu có) để sớm xử lý thu hồi nợ thuế.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản đóng góp ý kiến gửi Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội về việc tiếp tục áp dụng mức thuế VAT 0% cho dịch vụ xuất khẩu thay vì đề xuất 5-10% như tại Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng VAT (sửa đổi).
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi), vẫn duy trì quy định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% và giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp phân loại dịch vụ xuất khẩu và dịch vụ tiêu dùng trong nước.
Cho rằng việc giảm thuế giá trị gia tăng đã phát huy giá trị trong năm 2023 bất chấp tác động tiêu cực từ thu nhập, việc làm và niềm tin tiêu dùng, đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc xem xét tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng cho cả năm 2024, nhằm góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) kiến nghị việc giảm thuế VAT nên áp dụng cho tất cả các mặt hàng, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, không nên hạ chuẩn điều kiện cho vay.