Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột được khởi công ngày 18/6/2023. Hiện các địa phương thuộc tỉnh Đắk Lắk đang đẩy nhanh tiến độ đền bù, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án. Các nhà thầu thi công dự án thành phần 2 và thành phần 3 trên địa bàn tỉnh đã tập kết máy móc, san ủi mặt bằng, thi công dự án...; tuy nhiên, hiện nay các nhà thầu gặp khó khăn về khai thác nguồn vật liệu, do nhiều mỏ khoáng sản chưa được cấp phép khai thác.
Sáng 18/10, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học “Đất hiếm Việt Nam - Thực trạng công nghệ khai thác, chế biến và triển vọng”, nhằm đánh giá tiềm năng của đất hiếm Việt Nam, tác động của khai thác và chế biến đất hiếm đến môi trường, môi sinh, tiềm lực khoa học và công nghệ để phát triển công nghệ chế biến đất hiếm.
Việc khai thác cát tại chỗ phục vụ cho xây dựng các tuyến đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long là cần thiết. Tuy nhiên, khai thác cát như thế nào để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái vùng, nhất là tình trạng sạt lở, sụt lún đất, cũng là vấn đề cần quan tâm.
Mặc dù trữ lượng đá được cấp phép khai thác chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong mỏ đá, nhưng nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên vẫn phải đóng tiền cấp quyền khai thác của cả mỏ với trữ lượng và số tiền rất lớn.
Nguồn cát tại chỗ phục vụ xây dựng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng cạn kiệt, khan hiếm làm giá tăng cao, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các công trình giao thông trọng điểm quốc gia và công trình cấp bách của địa phương.
Ngày 30/8, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga xác nhận việc ngừng hoạt động tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương bắc 1 từ 4 giờ ngày 31/8 đến 4 giờ ngày 3/9 (giờ Moskva).