Những chính sách đặc thù của Luật Thủ đô tạo đột phá cho tái thiết, phát triển đô thị.

Hà Nội triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Ngày 6/8, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành thành phố và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô. Thành phố giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và thành phố Hà Nội xây dựng tài liệu, tổ chức triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì Hội nghị thống nhất triển khai kế hoạch thi hành Luật Thủ đô.

Thực hiện hơn 100 nhiệm vụ để triển khai thi hành Luật Thủ đô

Ngày 30/7, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất triển khai kế hoạch thi hành Luật Thủ đô và thời gian, nội dung kỳ họp chuyên đề của Hội đồng nhân dân thành phố khóa 16, nhiệm kỳ 2021-2026. 

Hầm chui nút giao Trần Duy Hưng-Đại lộ Thăng Long. (Ảnh Phạm Hùng)

Những điểm cần lưu ý về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp của Luật Thủ đô 2024

Luật Thủ đô 2024 đã được công bố và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 53 “Hiệu lực thi hành”, những trường hợp quy định tại khoản 2 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025; đồng thời, để bảo đảm tính kế thừa, liên tục, khả thi, áp dụng thuận lợi, Điều 54 của Luật Thủ đô 2024 cũng quy định về việc xử lý chuyển tiếp.
Ảnh minh họa.

Bảo đảm điều kiện để sớm thi hành các luật về bất động sản

Theo dự kiến, ngày 29/6, trong phiên bế mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, với nội dung quan trọng nhất là Chính phủ đề xuất cho phép bốn luật nêu trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8.
Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) phối hợp cưỡng chế thi hành án tại phường Đông Thành. (Ảnh Nguyễn Giang)

Tháo gỡ vướng mắc trong thi hành án dân sự

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, công tác thi hành án dân sự (THADS) trong năm 2023 đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong đó có việc hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS được Quốc hội giao; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động THADS được tập trung chỉ đạo thực hiện thường xuyên, quyết liệt với nhiều giải pháp thiết thực; thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.