Từ năm 1999 đến nay, tại Việt Nam có gần 90 sáng chế và giải pháp hữu ích nghiên cứu công nghệ tế bào gốc trong lĩnh vực y tế được đăng ký. Trong số này, có 19 đơn thuộc về các viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong nước.
Ông Phạm Văn Phúc, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh chia sẻ, liệu pháp tế bào đang trở thành một ngành công nghiệp; các sản phẩm tế bào và từ tế bào đang mở ra một ngành công nghiệp mới, dùng tế bào không chỉ để trị bệnh mà còn để tăng cường sức khỏe.
Trong khuôn khổ Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024, ngày 1/10, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp Bộ Y tế tổ chức Diễn đàn Công nghệ ngành y tế với chủ đề "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế".
Trong lĩnh vực y học và nghiên cứu, các liệu pháp với trọng tâm là tế bào gốc đang nổi lên như một lĩnh vực có tiềm năng đầy hứa hẹn trong việc điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính. Được ví như điều kỳ diệu của y học, tế bào gốc đang mở ra những cơ hội mới cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học Trung Quốc đã thành công trong việc nuôi cấy thận chứa tế bào người trong phôi lợn. Công nghệ này một ngày nào đó có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu nội tạng hiến tặng.
Ngày 7/9, các nhà khoa học Israel công bố đã tạo ra mô hình phôi người từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm mà không sử dụng tinh trùng, trứng hoặc tử cung. Nghiên cứu này mang đến góc nhìn mới về giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi thai.
Bằng nỗ lực không ngừng trong việc chú trọng chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân, Bệnh viện Ðà Nẵng bước đầu đạt được những thành tựu đột phá khi áp dụng thành nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại vào chẩn đoán, điều trị cho người bệnh; hướng tới mục tiêu giúp người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
Ứng dụng tế bào gốc trong trị liệu là xu thế phát triển chung của nền y học thế giới, mang lại cho bệnh nhân cơ hội khỏi bệnh cao và sức khỏe ổn định sớm hơn so với các phương pháp điều trị truyền thống. Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc ở nước ta được bắt đầu từ năm 1995 và đặc biệt được chú ý sau khi Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được ban hành.
Mất đứa con đầu lòng ở tháng thứ 5 khi phát hiện mình mắc ung thư máu, chị Trần Thị Thức (Tuyên Quang) đã vượt qua những ngày tăm tối nhất cuộc đời để lạc quan sống tiếp. 9 năm qua, chị đã vượt qua đau đớn vì bạo bệnh để tiếp tục vun đắp hạnh phúc gia đình nhỏ và chào đón thiên thần bé bỏng đến với anh chị.
Đến tháng 8/2022, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã nhận đơn đăng ký hiến mô, tạng của gần 50.000 người. Việt Nam đã tiến hành ghép tạng được cho hơn 6.550 trường hợp, trong đó gần 6.100 ca ghép thận.