Anh Ama Nhiên, người kể sử thi của buôn Ako Dhông, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Gìn giữ, phát huy giá trị sử thi Tây Nguyên

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai kế hoạch lập hồ sơ kho tàng sử thi Tây Nguyên, đề nghị UNESCO ghi danh là di sản văn hóa thế giới. Tỉnh đóng vai trò khởi xướng, chủ trì cùng các tỉnh Tây Nguyên xây dựng hồ sơ để bảo vệ loại hình di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia này. Đây là một sáng kiến nhằm bảo tồn và phát huy giá trị sử thi Tây Nguyên trong đời sống đương đại.
Quang cảnh lễ tạ ơn của người Ra Glai.

Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống người Ra Glai

Huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có hơn 70% dân số là người Ra Glai sinh sống. Tộc người này có vốn văn hóa cổ truyền khá phong phú, đa dạng, nhiều bản sắc đặc trưng. Thời gian qua, huyện Khánh Sơn đã có nhiều nỗ lực giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Ra Glai.
Nghe người già kể khan.

Khúc tự tình miền sơn cước

Từ chốn rừng thiêng, trập trùng núi của miền đất huyền ảo, những bài sử thi, dân ca, dân vũ ra đời hòa cùng điệu chiêng, nhịp trống, điệu rơkel, m’buốt... Người Tây Nguyên có thể một mình lang thang đi tìm lời ru nguồn cội, rong chơi tháng ngày trong mùa lữ hành; trong những mùa đi, mùa ở, họ đều cất lên những lời tình tự.
Tiết mục "Ðón khách" của đồng bào dân tộc M’nông được biểu diễn tại Liên hoan Dân ca các dân tộc tỉnh Ðắk Nông.

Giá trị Di sản văn hóa phi vật thể dân ca M’nông

Dân ca M’nông bắt nguồn từ trong quá trình sản xuất nông nghiệp, hình thành cơ bản trên cơ sở lời nói vần, một hình thức đặc biệt trong ngôn ngữ của tộc người. Năm 2020, dân ca M’nông trên địa bàn tỉnh Ðắk Nông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.