Từ đầu năm tới nay, tỷ giá liên tục duy trì xu hướng tăng. Ngày 9/4, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 24.037 VND/USD, tăng thêm 17 đồng so với mức niêm yết một tuần trước đó. Giá mua USD tại các ngân hàng thương mại cũng dao động trong khoảng 24.715-24.805 VND/USD, còn giá bán ra duy trì trong phạm vi 25.110- 25.135 VND/USD.
Dịp Tết Giáp Thìn 2024 vừa qua, sức mua trên thị trường vẫn tăng như thông lệ hằng năm nhưng có hai điểm đáng chú ý, đó là mức tăng chỉ dồn vào những ngày cận Tết, và tăng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái cũng như các năm trước đại dịch Covid-19.
Báo cáo Chính phủ về tình hình giá cả thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 ngày 30 Tết Âm lịch của Bộ Tài chính cho thấy tình hình cung cầu thị trường ngày 30 Tết là ngày cuối cùng của năm Quý Mão diễn ra bình thường, không có diễn biến bất thường về giá.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân ở Mỹ tăng trở lại trong tháng 12/2023, song mức lạm phát hàng năm vẫn được duy trì dưới 3% tháng thứ 3 liên tiếp, có thể cho phép FED bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024.
Chỉ còn hơn 15 ngày là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, nhưng theo các vựa hoa, cây cảnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, không khí mua sắm hoa, cây cảnh vẫn khá trầm lắng.
Những tháng gần đây, phần lớn chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào tình cảnh buôn bán ế ẩm, khách mua sắm thưa thớt, vắng vẻ. Sức mua, lượng khách đến các chợ truyền thống ở khu vực đô thị (các thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa và thị xã Phú Mỹ) lẫn vùng nông thôn đều giảm sút mạnh. Cảnh tiểu thương ngồi chơi, nói chuyện với nhau hoặc lướt điện thoại để "giết thời gian" trở nên quen thuộc, bình thường hằng ngày.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, năm 2023, thị trường hàng hóa đa dạng, dồi dào và phong phú nhưng vẫn còn hiện tượng chênh lệch về giá, khi giá từ tay người sản xuất thì rất rẻ, qua các khâu trung gian phân phối đến tay người tiêu dùng lại cao.
Khủng hoảng vật giá leo thang do lạm phát tăng cao vào năm ngoái, kết hợp với tác động dai dẳng của đại dịch Covid-19 đang tiếp tục đẩy người dân ở châu Á-Thái Bình Dương vào tình trạng nghèo khổ cùng cực.
Sau gần một tháng thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8%, sức mua tại nhiều cửa hàng, siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đáng kể. Điều này mang đến những tín hiệu tích cực và khả quan cho tình hình kinh tế sáu tháng cuối năm.
Các doanh nghiệp dệt may đang dần “ngấm đòn” khi khó khăn bủa vây. Tăng trưởng kinh tế thế giới sụt giảm đã dẫn đến các thị trường đưa ra hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ, ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa và hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất.
Bộ Tài chính cho biết, lượng hàng hóa phục vụ Tết dồi dào, chủng loại đa dạng, hình thức mẫu mã đẹp, hàng hóa được tổ chức lưu thông thông suốt trên địa bàn cả nước, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của người dân.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa diễn biến giằng co trong ngày giao dịch hôm qua (24/11), ngày mà Sở Chicago và New York tạm ngừng giao dịch các mặt hàng nông sản và nguyên liệu công nghiệp để nghỉ Lễ Tạ ơn. Lực bán có phần chiếm ưu thế trên nhóm năng lượng đã kéo chỉ số MXV-Index đóng cửa giảm 0,39% xuống 2.466 điểm.
Ngày 12/7, Công ty phát triển nhà ở của Thái Lan-Frasers Property Home nhận định, thị trường bất động sản của Thái Lan trong nửa cuối năm 2022 sẽ tiếp tục bị tác động bởi các yếu tố lạm phát, chi phí phát triển cao và lãi suất tăng. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp nhu cầu nhà ở của người dân.