Theo Bộ trưởng, quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần là nội dung nhạy cảm và phức tạp nhất trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), và Chính phủ đã có những tham vấn kỹ lưỡng trước khi đề xuất 2 phương án như trong dự thảo Luật để trình Quốc hội cho ý kiến.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu các lĩnh vực theo hướng đa dạng hóa, tăng cường năng lực nội tại và sức chống chịu của nền kinh tế trước những diễn biến khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.
Những năm qua, tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tại tỉnh Vĩnh Long ngày càng tăng, đang ở mức báo động. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long, đến cuối năm 2023, tổng số người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần là 17.518 người, tăng 26% so cùng kỳ năm 2022. Trong ba tháng đầu năm 2024 đã có 5.291 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tăng 399 người (tương ứng 8,2%) so với cùng kỳ năm 2023.
Về độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, trước mắt Chính phủ đề xuất với Quốc hội giảm từ 80 xuống 75 tuổi và sẽ tiếp tục giảm dần, tiến tới tiệm cận tuổi nghỉ hưu.
Đồng tình với việc điều chỉnh số năm tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống còn 15 năm, song Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ việc thay đổi này ở cả khía cạnh nguyên tắc đóng-hưởng, chia sẻ của bảo hiểm xã hội.
Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, tạo cơ sở, nền tảng để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, ThS Điều Bá Được (trong ảnh) nguyên Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân về thực trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, đề xuất sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội để có thể giải quyết vấn đề này.
Phân tích nguyên nhân của tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng; trong khi đó, cơ quan quản lý bảo hiểm chưa quản lý hết đối tượng, quản lý, sử dụng thiếu hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối cơ sở dữ liệu chưa tốt.
Trong tình hình kinh tế thế giới chưa ổn định nên việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh bị ngưng trệ hoặc hoạt động cầm chừng khiến người lao động mất việc làm và thu nhập bấp bênh. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến số người lao động, đặc biệt là những lao động lớn tuổi phải rút bảo hiểm xã hội một lần để trang trải cuộc sống và cầm cự tìm việc mới, bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với thực trạng này.