Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).

Đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Sáng 2/4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng trình bày Tờ trình về dự án Luật Phòng không nhân dân. (Ảnh: DUY LINH)

Quy định điều kiện sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ

Theo dự thảo Luật Phòng không nhân dân, người trực tiếp điều khiển tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ phải đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và có kiến thức về hàng không; đồng thời, phải thông báo hoạt động bay và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến đối với dự án Luật Công chứng (sửa đổi) sáng 1/4. (Ảnh: DUY LINH)

Cần quy định rõ cơ quan ban hành tiêu chuẩn, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề công chứng

Tham gia thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự thảo Luật cần quy định rõ cơ quan ban hành tiêu chuẩn, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề công chứng, đồng thời cho rằng trách nhiệm ban hành thuộc về Bộ Tư pháp.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Hoàn thiện hành lang pháp lý về công chứng điện tử

Việc bổ sung quy định về công chứng điện tử trong dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động công chứng, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong các giao dịch dân sự, kinh tế; bảo đảm đồng bộ với các quy định mới của Luật Giao dịch điện tử năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng ta về chiến lược bảo vệ Tổ quốc

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Luật Phòng không nhân dân là luật hoàn toàn mới để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng ta về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, được thông qua bằng Nghị quyết số 44 tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) năm 2023.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng, tính thuyết phục các nội dung trình Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý các cơ quan bám sát ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ các dự án, chuẩn bị kỹ lưỡng, thuyết minh làm rõ thêm các vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau, bảo đảm đủ chín, đủ rõ, tạo đồng thuận, thống nhất cao.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp.

Xem xét các vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng

Nêu một số nội dung trọng tâm, trọng điểm để thực hiện giám sát, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tập trung xem xét các vấn đề: bảo đảm an ninh năng lượng trong điều kiện hiện nay, chuyển đổi năng lượng trong mối tương quan với thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho ý kiến vào dự án Luật Phòng thủ dân sự trong phiên họp chiều 22/9.

Cần luật hóa trách nhiệm người đứng đầu trong hoạt động phòng thủ dân sự

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dự án Luật Phòng thủ dân sự cần luật hóa nội dung “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, phương tiện và vật tư tại chỗ) và trách nhiệm người đứng đầu từng lĩnh vực, địa bàn trong hoạt động phòng thủ dân sự.
Phiên thảo luận về dự án Luật Phòng thủ dân sự chiều 16/8. (Ảnh: DUY LINH)

Nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về phòng thủ dân sự

Việc xây dựng dự án Luật Phòng thủ dân sự tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thảm họa, sự cố nhằm bảo vệ cao nhất tài sản, sức khỏe, tính mạng của nhân dân; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về phòng thủ dân sự.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Phát huy đặc thù, bảo đảm thu hút đầu tư trong lĩnh vực dầu khí

Sáng 16/8, tại Nhà Quốc hội, trong khuôn khổ Phiên họp chuyên đề pháp luật đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
Quang cảnh phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 15/8. (Ảnh: DUY LINH)

Giải quyết việc sử dụng trái phép thông tin khách hàng, kinh doanh đa cấp

Theo ý kiến của các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) khi ra đời cần phù hợp với các chủ trương của Đảng, hệ thống pháp luật, những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đồng thời phải giải quyết các tồn tại, vướng mắc gây bức xúc, phương hại đến người tiêu dùng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Tạo cơ sở pháp lý để xử lý nghiêm minh những hành vi cản trở hoạt động tố tụng

Sáng 15/8, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.